29/11/2024

Đề xuất mở Tân Sơn Nhất về phía nam, không xây đường băng thứ 3

Chiều 27.2, Bộ GTVT đã họp nghe báo cáo các phương án rà soát, nghiên cứu quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, trước khi báo cáo Chính phủ.

 

 

 

Đề xuất mở Tân Sơn Nhất về phía nam, không xây đường băng thứ 3

Chiều 27.2, Bộ GTVT đã họp nghe báo cáo các phương án rà soát, nghiên cứu quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, trước khi báo cáo Chính phủ.


 

Tân Sơn Nhất hiện đang quá tải
 /// Độc Lập

Tân Sơn Nhất hiện đang quá tải ĐỘC LẬP

 
Đáng chú ý, tư vấn Pháp đề xuất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía nam, chỉ sử dụng khu vực phía bắc (đất sân golf) làm hậu cần khu bay.
 
Báo cáo của đơn vị tư vấn ADPi Engineering (Pháp) cho biết, theo tính toán đến năm 2025, số lượt cất hạ cánh qua Tân Sơn Nhất là 301.000 lượt, tương đương 51 triệu khách và 960.000 tấn hàng. Phân tích thực trạng công suất hiện nay của Tân Sơn Nhất cho thấy nhiều hạn chế về hệ thống đường cất hạ cánh (CHC), vùng trời, sân đỗ, nhà ga hành khách và giao thông tiếp cận.
 
Liên quan đến vấn đề gây tranh cãi về việc hai đường CHC hiện nay không đảm bảo cho 2 máy bay CHC độc lập, theo tư vấn ADPi, nếu nâng công suất Tân Sơn Nhất lên 60 – 70 triệu khách/năm (mục tiêu Chính phủ đặt ra là 50 triệu khách/năm), bắt buộc phải xây dựng thêm đường CHC mới, lấy đất khu vực sân golf ở phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất để xây dựng nhà ga. Tuy nhiên, đại diện ADPi cho rằng, không nên triển khai phương án này vì giải phóng mặt bằng (GPMB) lớn, ô nhiễm tiếng ồn, chi phí vận hành cao.
 
Với phương án công suất 50 triệu khách/năm, tư vấn đề nghị không xây dựng mới đường băng mà giữ nguyên 2 đường băng hiện tại, có cải tạo. Về việc xây thêm nhà ga hành khách mới, ADPi đưa ra 2 phương án xây dựng ở phía bắc và phía nam. Nhưng ADPi tiếp tục khuyến cáo nếu xây nhà ga ở phía bắc (phần sân golf) sẽ làm tăng chi phí vận hành vì 2 nhà ga tách rời, chi phí xây dựng, GPMB lớn. Phương án ưu tiên là xây dựng nhà ga mới ở phía nam cạnh nhà ga hiện nay để kết nối 2 nhà ga. Ở phía bắc, phần sân golf sẽ được giải phóng làm khu đỗ máy bay, ga hàng hóa, khu bảo dưỡng, sửa chữa máy bay (giai đoạn sau 2025).
 
Ông Nguyễn Bách Tùng, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC (thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân), đơn vị tư vấn mở rộng Tân Sơn Nhất trước đó, đồng tình với việc chỉ nên phát triển quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất về phía nam. Nhưng theo ông Tùng, mục tiêu giải cứu Tân Sơn Nhất là sao cho nhanh nhất, rẻ nhất, nếu xây dựng nhà ga mới tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi diện tích rất lớn, không thể chỉ lấy 40 ha mà phải lấy hơn 70 ha của đất quốc phòng.
 
“Phương án khả thi nhất là lấy theo phương án 12,54 ha trước đây đã rà soát, giai đoạn 2 mới làm thêm”, ông Tùng nói và cho rằng cần khái toán lại chi phí GPMB do phương án tư vấn đưa ra chưa đầy đủ.
 
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu tư vấn ADPi tiếp nhận và trả lời các đơn vị liên quan, đồng thời phải đưa ra các dẫn chứng thuyết phục hơn cho các phương án đã đề xuất, hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. Yêu cầu trong tuần tới phải có báo cáo để Bộ GTVT sớm báo cáo phương án lên Thủ tướng Chính phủ.
 

MAI HÀ