Nhiều người trẻ Mỹ muốn vợ ở nhà
Trái ngược với xu thế bình đẳng giới, nhiều người trẻ Mỹ ngày nay muốn phụ nữ ở nhà “tề gia nội trợ” hơn là ra ngoài làm việc, một phần do không thể cân bằng giữa công việc và gia đình.
Nhiều người trẻ Mỹ muốn vợ ở nhà
Trái ngược với xu thế bình đẳng giới, nhiều người trẻ Mỹ ngày nay muốn phụ nữ ở nhà “tề gia nội trợ” hơn là ra ngoài làm việc, một phần do không thể cân bằng giữa công việc và gia đình.
Theo các nghiên cứu mới đây của Tổ chức Nghiên cứu về gia đình hiện đại CCF (Mỹ), nam giới Mỹ trong độ tuổi 17 – 35 ủng hộ hôn nhân truyền thống, đàn ông là trụ cột, phụ nữ quán xuyến nhà cửa, nhiều hơn những người trẻ cách đây 20 năm.
TIN LIÊN QUAN
Chàng trai Sài Gòn muốn ‘mang’ dép tổ ong đi khắp thế giới
Đi bất cứ đâu, hành lý của Nguyễn Sơn Tùng, 25 tuổi, chàng trai Sài Gòn đang là du học sinh tại Nhật Bản, luôn là đôi dép tổ ong quen thuộc. Đôi dép này xuất hiện trong bộ ảnh rất sinh động của Sơn Tùng.
Bắt đầu bảo thủ hơn cả cha mẹ
Sử dụng cuộc khảo sát theo dõi quan điểm của các học sinh trung học ở tuổi 18 trong vòng 40 năm qua, hai nhà xã hội học Joanna Pepin và David Cotter của CCF phát hiện tỷ lệ người trẻ ủng hộ quan điểm bình đẳng giới trong gia đình tăng đều từ năm 1977 đến giữa thập niên 1990, sau đó bắt đầu giảm. Theo đó, 58% số học sinh trung học Mỹ trong cuộc khảo sát năm 2014 cho rằng một gia đình hoàn hảo phải là nơi người đàn ông ra ngoài làm việc và phụ nữ ở nhà “tề gia nội trợ”, trong khi vào năm 1994, chỉ có 42% có quan điểm tương tự.
Một nghiên cứu khác của CCF kết luận quan điểm của nam thanh niên Mỹ ngày càng trở nên bảo thủ hơn trong một số vấn đề so với nữ giới. Cụ thể, năm 1994, đến 83% số đàn ông trẻ qua thăm dò đã phản đối kiểu gia đình “người cha là số một”, trong đó chồng đi làm và vợ ở nhà; nhưng đến năm 2014, con số này giảm đáng kể xuống còn 55%.
Vì sao đàn ông trẻ của Mỹ thời nay lại trở nên “bảo thủ” hơn cả cha của họ? Chuyên gia chính trị học Dan Cassino thuộc Đại học Fairleigh Dickinson (Mỹ) nhận định hiện tượng nhiều người ở độ tuổi 18 – 25 ủng hộ kiểu gia đình “đàn ông là trụ cột” cho thấy họ muốn được “bồi thường” cho thực trạng nam giới mất vai trò thống lĩnh trong thị trường lao động. Những người trẻ tham gia khảo sát năm 2014 lớn lên trong cái bóng của cuộc khủng hoảng tài chính, chứng kiến cảnh cha mình mất việc làm trong khi số phụ nữ vào đại học nhiều hơn nam giới và chiếm phân nửa lực lượng lao động Mỹ, ông Cassino nói với tờ The New York Times (Mỹ).
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, nhà kinh tế học Jeffrey Sachs thuộc Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng bà Clinton thua cuộc trước ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump một phần là do xu hướng đàn ông “truyền thống” đang nổi lên. Tương tự, một cuộc khảo sát của kênh MTV năm 2015 cũng phát hiện 27% nam giới (14 – 24 tuổi) cảm thấy đàn ông phải trả giá cho “sự trỗi dậy” của phụ nữ (?).
TIN LIÊN QUAN
Sự thật đằng sau các cuộc hôn nhân
Đằng sau hình ảnh lung linh hạnh phúc của các cặp đôi là một thực tế hoàn toàn khác mà không phải ai cũng biết.
Thiếu chính sách hỗ trợ của nhà nước
Giới chuyên gia nhận định xu hướng một bộ phận giới trẻ ủng hộ gia đình kiểu truyền thống đi ngược quan điểm nam nữ bình đẳng không hẳn là sự phân biệt đối xử, mà có thể xuất phát từ thực tế chính phủ Mỹ thiếu chính sách hỗ trợ các gia đình có chồng và vợ đều đi làm. “Mặc dù Mỹ là quốc gia đứng đầu về tự do nhưng lại xếp cuối bảng về chế độ được trả lương khi nghỉ để nuôi con”, theo tạp chí Vogue (Mỹ).
Nghiên cứu của CCF hồi năm 2016 phát hiện tỷ lệ cha mẹ trẻ ở Mỹ không hạnh phúc trong cuộc sống gia đình cao nhất trong danh sách khảo sát gồm 22 quốc gia châu Âu và những nước nói tiếng Anh. Điều này xuất phát từ việc thiếu chính sách hỗ trợ cân bằng giữa công việc và gia đình, các chuyên gia CCF lý giải. “Đó là lý do vì sao giới trẻ nghĩ rằng kiểu gia đình truyền thống khiến cuộc sống bớt căng thẳng hơn. Người chồng muốn gánh vác trách nhiệm kiếm tiền để vợ có thời gian ở nhà chăm sóc con cái tốt hơn”, bà Stephanie Coontz, chuyên gia về giáo dục của CCF, nhận định.
Đài PBS (Mỹ) dẫn lại nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy cứ 3 trẻ em Mỹ dưới 5 tuổi có cha mẹ đều đi làm thì có 2 bé cần được đưa đến nhà trẻ. Theo ước tính của OECD, chi phí trung bình cho hai đứa con 1 và 4 tuổi vào nhà trẻ là khoảng 18.000 USD/năm, chiếm gần 30% thu nhập bình quân của gia đình. Đó là lý do nhiều cặp vợ chồng trẻ quyết định một trong hai người phải nghỉ làm trong vài năm để ở nhà chăm con. Các chuyên gia kinh tế cho rằng lựa chọn này tốt cho con cái nhưng về tài chính thì có thể không khả thi, vì nếu họ tiếp tục đi làm thì vẫn có khoản thu nhập để tiết kiệm, chưa kể còn được tăng lương.
Phúc Duy