01/11/2024

Hãy bắt đầu từ nhà trường

Tham gia diễn đàn Xây dựng văn hóa giao thông, hai nhà giáo đề xuất các hoạt động thường xuyên trong nhà trường, cũng như việc làm gương ở thầy cô và phụ huynh để tạo thói quen tốt cho học sinh khi tham gia giao thông.

 

Hãy bắt đầu từ nhà trường

Tham gia diễn đàn Xây dựng văn hóa giao thông, hai nhà giáo đề xuất các hoạt động thường xuyên trong nhà trường, cũng như việc làm gương ở thầy cô và phụ huynh để tạo thói quen tốt cho học sinh khi tham gia giao thông.

 

 

 

Hãy bắt đầu từ nhà trường
Học sinh Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM tham gia chương trình trải nghiệm Luật giao thông đường bộ – Ảnh: PHƯƠNG NGUYỄN

“Văn hóa giao thông không thể có trong học sinh nếu chỉ dừng lại ở cách làm theo thời vụ. Đó phải là một hoạt động giáo dục cốt lõi của nhà trường nhằm đào tạo lớp công dân trẻ có phẩm cách, năng lực nói chung và việc tự giác thực hiện Luật giao thông nói riêng”

Nguyễn Hoàng Chương

Chỉ tính riêng hai cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông thì số giáo viên, nhân viên và học sinh phải đến hơn 10 triệu người. Nếu số người ấy thực hiện tốt Luật giao thông thì chắc chắn tình hình giao thông sẽ có nhiều chuyển biến tốt đẹp.

Thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh vi phạm quy định khi tham gia giao thông. Lỗi phổ biến là không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lấn tuyến, chở ba, phóng nhanh, vượt ẩu… Nguyên nhân ở đây có vai trò giáo dục trong nhà trường.

Đầu năm học, hoạt động cam kết tuân thủ Luật giao thông diễn ra rầm rộ nhưng sau đó bị lãng quên, thiếu sự theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở… Thói quen thực hiện Luật giao thông vì thế chưa có ở nhiều học sinh. Để thay đổi tình trạng này, là một nhà giáo, tôi đề xuất mấy biện pháp dưới đây:

Văn hóa giao thông cần đưa vào nội dung dạy học và giáo dục thường xuyên ở tiết học chính khóa, sinh hoạt chủ nhiệm, chào cờ… Cần tích hợp và đưa vào thành những bài học, cụm bài học bao gồm cả lý thuyết và thực hành trong các môn giáo dục công dân, giáo dục an ninh quốc phòng, công nghệ, tin học.

2 Nhà trường nên tổ chức các hoạt động trải nghiệm về an toàn giao thông như: học theo dự án; hoạt động tình nguyện giữ gìn trật tự giao thông; tìm hiểu thực trạng giao thông ở địa phương và từ đó đưa ra những biện pháp thực hiện.

Trường nào cũng có khẩu hiệu về nội dung cổng trường an toàn giao thông, nhưng không nhiều trường có hình ảnh thực tế đẹp như khẩu hiệu kêu gọi. Các trường trong giờ tan học cần mở cổng để phụ huynh vào hẳn trong sân trường đón con em, bố trí đoàn viên, thanh niên học sinh hướng dẫn các bạn trong trường ra về trật tự. Công việc này cần làm thường xuyên – thực chất – không đối phó – không chỉ để báo cáo – không vì thành tích mới tạo được sự thay đổi như mong muốn.

Xử lý nghiêm khắc những học sinh vi phạm Luật giao thông (qua thông báo của cảnh sát giao thông địa phương, theo dõi của đội xung kích an toàn giao thông nhà trường, phát hiện của thầy cô cùng học sinh). Bên cạnh đó, cần tuyên dương, khen thưởng kịp thời những tấm gương tốt trong thực hiện Luật giao thông.

Trong các kỳ họp, nhà trường cần hướng dẫn phụ huynh để họ nắm rõ yêu cầu và cam kết giáo dục con em mình thực hiện văn hoá giao thông. Hằng tuần, hằng tháng mời ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường cùng tham gia giám sát việc thực hiện văn h giao thông của học sinh.

6 Trong nhà trường cần có những panô, khẩu hiệu hướng dẫn thực hiện văn hóa giao thông, đồng thời chuẩn bị phương tiện giúp học sinh, phụ huynh thực hiện tốt Luật giao thông (như chuẩn bị mũ bảo hiểm cho mượn khi học sinh không mang theo…). Một không gian văn h giao thông như thế sẽ là cơ sở để giáo dục học sinh có văn h giao thông.

7 Mỗi tuần, những dịp lễ, tết, hè… cần phát động trong toàn trường ngày văn hóa giao thông, tuần văn h giao thông, mùa văn hóa giao thông (tương tự như nhà trường vẫn thực hiện ngày thứ bảy xanh, mùa hè xanh). Những dịp ấy, tổ chức khéo với chương trình hành động thiết thực thì học sinh sẽ phấn khích thi đua làm việc tốt trong giao thông.

Để thực hiện các hoạt động này, hiệu trưởng cùng các phó hiệu trưởng phải trực tiếp xây dựng kế hoạch – tổ chức thực hiện – theo dõi, kiểm tra. Bên cạnh đó, thầy cô, nhân viên trong trường phải mẫu mực trong thực hiện Luật giao thông, vì chỉ có thể phát triển nhân cách học sinh thông qua nhân cách của người thầy (lấy nhân cách đào tạo nhân cách).

“Lỗ nhỏ đắm thuyền…”

Là người tự cho mình có ý thức công dân khá tốt trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, tôi nhận ra số người có ý thức như mình vẫn là đa số.

Nhưng cái đa số này không phải lúc nào cũng là thế mạnh, mà nhiều khi chỉ vì sự vi phạm của một ít người, tình trạng rối loạn lập tức diễn ra. Và cũng nhận ra luôn cái số ít này sẽ là “lỗ nhỏ đắm thuyền” khi họ là phụ huynh – những người thầy đầu tiên, là tấm gương đầu tiên trong mắt trẻ nhỏ.

Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho người chạy xe thì ai cũng rõ, nhưng ít ai nhớ là trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe máy cũng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Là người công tác trong ngành giáo dục, quy định này luôn được chúng tôi phổ biến không chỉ đầu mỗi năm học, mà trong từng ngày, từng giờ, từng buổi chào cờ đều nhắc đi nhắc lại.

Nhưng cũng rất nhiều lần chúng tôi phải mời phụ huynh vào để nhắc nhở thực hiện việc này khi chở các em đi học, cũng như khi cho các em tự sử dụng xe điện để đến trường. Và có cả những trường hợp nhà trường phải “nhẹ nhàng lưu ý” khi cả phụ huynh lẫn các em đều không đội mũ bảo hiểm.

Có phụ huynh rất cầu thị, khi được nhắc nhở thì nhận lỗi là mình quên và hứa khắc phục. Nhưng cũng có phụ huynh rất hùng hổ: “Chở tới hai, ba đứa ngồi đằng sau, chỗ đâu mà đội mũ chứ?”.

Khi nhà trường đặt ra vấn đề: “Vậy tới lúc chẳng may xảy ra tai nạn, người lớn có mũ còn đỡ, các trẻ em đó bị chấn thương phần đầu thì sao?”, thái độ sau cùng trước khi dẫn con ra về của họ là lầm bầm: “Nhà trường bày đặt…”.

Ngoài việc không thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm, nhiều phụ huynh còn cho con em mình chứng kiến việc chạy xe lên vỉa hè, giành đường với người đi bộ chớ không chịu chờ vài chục giây ngừng đèn đỏ. Không biết khi thực hiện những động tác giành giật sự tiện lợi cho cá nhân một cách nguy hiểm và vi phạm pháp luật đó, bản thân những phụ huynh này có thấy mình đang là tấm gương xấu cho con?

Nhận thức là cái được rèn giũa, khắc dấu từ khi còn rất nhỏ. Trẻ em chứng kiến những hành vi sai của người lớn như thế mỗi ngày, trong vô thức, các em coi đó là sự đúng và làm theo. Khi đến trường, thầy cô giáo dạy điều hay lẽ phải, các em cũng biết đối chiếu, nhưng sự đối chiếu đã đến quá muộn, làm sao có thể bào mòn đi những khắc dấu đã định hình?

LÊM MINH TRANG (TP.HCM)

NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG (Lâm Đồng)