Quy hoạch vỉa hè cho kinh doanh, bán hàng rong
Song song với việc lập lại trật tự đô thị, UBND TP.HCM đã giao Viện Nghiên cứu phát triển TP phối hợp với Sở GTVT và UBND quận, huyện hoàn thành đề án quy hoạch các khu vực được phép kinh doanh buôn bán trên vỉa hè…
Quy hoạch vỉa hè cho kinh doanh, bán hàng rong
Song song với việc lập lại trật tự đô thị, UBND TP.HCM đã giao Viện Nghiên cứu phát triển TP phối hợp với Sở GTVT và UBND quận, huyện hoàn thành đề án quy hoạch các khu vực được phép kinh doanh buôn bán trên vỉa hè…
Theo UBND TP.HCM, trên địa bàn có 2.958 tuyến đường không có vỉa hè và 2.271 tuyến đường có vỉa hè. Khi chỉ đạo các sở ngành liên quan, UBND quận, huyện ra quân, chấn chỉnh tình trạng vi phạm quy định về buôn bán lấn chiếm trái phép lòng đường, vỉa hè, TP lưu ý quan điểm là “không đẩy đuổi người dân mà phải tính phương án, tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm như việc tìm một địa điểm nào đó hoặc sử dụng một phần vỉa hè hợp lý để người dân buôn bán có thu phí, hoặc tập trung lại kinh doanh buôn bán tại một địa điểm, việc kinh doanh này sẽ có cơ quan chức năng giám sát, quản lý. Nhiệm vụ này các quận huyện phải tính toán, nhanh chóng triển khai nhanh để giúp người dân ổn định cuộc sống”.
TIN LIÊN QUAN
Quyết liệt nhưng phải cho người dân mưu sinh
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng phải siết chặt kỷ cương nhưng cũng phải tạo công ăn việc làm, bố trí một số vỉa hè trên các tuyến đường phù hợp cho người dân kinh doanh
Học theo Bangkok
Trả lời PV Thanh Niên hôm qua, ông Hoàng Minh Trí, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP, cho hay viện đang phối hợp với sở ban ngành để xây dựng đề cương của đề án trên với mục đích quản lý hiệu quả vỉa hè ở TP.
Theo cá nhân ông Trí, đối với vỉa hè có bề rộng bằng chiều dài của 2 thân xe máy trở lên có thể kẻ vạch phân định phần dành cho hoạt động kinh doanh, còn với vỉa hè nhỏ quá dứt khoát chỉ dành cho người đi bộ. “Về cái này, bài học kinh nghiệm tốt nhất là ở Bangkok (Thái Lan) vì có điều kiện tương đồng với TP.HCM, chứ không nên áp dụng mô hình Singapore vì ở đây kinh doanh hàng rong tập trung thành những khu riêng chứ không phải bán trên vỉa hè. Chưa kể người dân Singapore chủ yếu đi lại bằng phương tiện công cộng chứ không phải phương tiện cá nhân như ở TP”, ông Trí nói.
Nhiều quận, huyện vào cuộc
Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND Q.1, cho biết địa bàn quận có trên 100 tuyến đường và hầu hết có hoạt động kinh doanh nhộn nhịp, sầm uất. Trước đây, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân buôn bán, quận đã tính toán và kẻ vạch sơn phân định không gian hợp lý trên vỉa hè nhiều tuyến đường nhằm tránh ảnh hưởng đến không gian đi bộ.
Đợt ra quân dọn dẹp vỉa hè vừa qua, Q.1 xử lý nghiêm những trường hợp lấn chiếm, còn những nơi đã có vạch kẻ sơn phân định và người dân chấp hành đúng trong giới hạn cho phép thì vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. “Trên địa bàn quận có khoảng 500 hộ nghèo và đa số bà con bán hàng rong. Để bà con ổn định cuộc sống, an sinh xã hội, quận đã có kế hoạch bố trí không gian phù hợp ở công viên bến Bạch Đằng (đường Tôn Đức Thắng), đường Nguyễn Văn Chiêm (cạnh Nhà văn hoá Thanh niên) cho những bà con có nhu cầu đến buôn bán đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan và trật tự đô thị”, ông Hải nói.
Theo ghi nhận của PV hôm qua, trên một số tuyến đường Q.1, chính quyền địa phương đã kẻ vạch sơn trên vỉa hè. Tại đường Tôn Thất Đạm, chiều rộng vỉa hè hơn 6 m được kẻ vạch trắng dài xuyên suốt tuyến đường, chừa khoảng 3 m vỉa hè (tính từ mép nhà dân ra trục đường chính) để người dân tiện đậu xe. Các hộ gia đình đều để xe phía bên trong vạch, vỉa hè thông thoáng và người đi bộ thoải mái. Một số tiệm sửa xe lề đường, quán hàng… dạt hết vào bên trong phần kẻ vạch.
TIN LIÊN QUAN
Chủ tịch Quận 1 ‘giành lại vỉa hè’: Hết mực giúp dân chứ không đẩy đuổi!
** Sẽ có ‘phố đi bộ’ Bùi Viện và ‘phố hàng rong’
Ông Trần Thế Thuận – Chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM cho biết quận đang thực hiện ba đề án là ‘Phố đi bộ Bùi Viện’, ‘Con đường âm nhạc’, ‘Phố ẩm thực’ và sẽ hoạt động trong quý 2.2017 nếu được chấp thuận.
Ông Trần Thế Thuận – Chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM cho biết quận đang thực hiện ba đề án là ‘Phố đi bộ Bùi Viện’, ‘Con đường âm nhạc’, ‘Phố ẩm thực’ và sẽ hoạt động trong quý 2.2017 nếu được chấp thuận.
Ngoài khu vực trung tâm TP, nhiều quận huyện cũng đang tiến hành “quy hoạch” lại những phần vỉa hè cho người dân kinh doanh, buôn bán, đậu xe… Bà Nguyễn Hồng Điệp, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND Q.2, cho biết Q.2 đã tiến hành kẻ vạch sơn phân định ranh giới cụ thể cho người dân được phép sử dụng hợp lý một phần vỉa hè trên gần 20 tuyến đường chính của quận có hoạt động kinh doanh sầm uất như Trần Não, song hành xa lộ Hà Nội, Thái Thuận… Sau khi có vạch sơn phân định, người dân đều chấp hành nghiêm túc, không lấn chiếm tràn lan như trước.
Bà Hứa Thị Hồng Đang, Chủ tịch UBND Q.Tân Phú, cũng cho biết UBND quận có kế hoạch kẻ vạch sơn đối với đường rộng từ 3 m trở lên, các hộ kinh doanh chỉ được bán trong phần phía trong vạch sơn còn ngoài vạch sơn dành cho người đi bộ. Trước mắt quận sẽ kẻ vạch sơn ở một số tuyến như Nguyễn Sơn và những đường lớn, còn các đường khác đang yêu cầu các phường thống kê, sau đó báo cáo để quận tính toán, sắp xếp. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người kinh doanh hàng rong, trước đây UBND quận đã vận động một đảng viên có diện tích đất 800 m2 ở P.Tây Thạnh đưa các hộ bán hàng rong ở đường Lê Trọng Tấn và đường Kênh 19/5 về đây kinh doanh. Hiện quận cũng đang vận động người dân có diện tích đất rộng để tiếp tục sắp xếp số hộ buôn bán hàng rong còn lại.
Tân Phú – Trung Hiếu