Hai thượng nghị sĩ Mỹ vừa đưa ra dự luật trừng phạt những cá nhân/đơn vị Trung Quốc tham gia hoạt động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Nghị sĩ Mỹ đòi trừng phạt Trung Quốc về Biển Đông
Hai thượng nghị sĩ Mỹ vừa đưa ra dự luật trừng phạt những cá nhân/đơn vị Trung Quốc tham gia hoạt động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Dự luật có tên gọi South China Sea and East China Sea Sanctions Act of 2017 (tạm dịch: Đạo luật trừng phạt về Biển Đông và biển Hoa Đông năm 2017) vừa được hai thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ben Cardin trình Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.
Ông Rubio, từng là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà, hiện đứng đầu Uỷ ban Điều hành quốc hội về Trung Quốc, thành viên cấp cao của Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cũng như Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương. Ông Cardin cũng là thành viên cấp cao của Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.
Trong thông cáo về dự luật được đăng trên wesbite của mình ngày 15.3, ông Rubio nhấn mạnh: “Những hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa an ninh khu vực và thương mại Mỹ. Những sự vi phạm thông lệ quốc tế đang diễn ra một cách rõ ràng không thể được bỏ qua và các biện pháp trừng phạt trong dự luật sẽ buộc Bắc Kinh lưu ý rằng Mỹ rất nghiêm túc và sẽ buộc những đối tượng vi phạm chịu trách nhiệm”.
Còn thượng nghị sĩ Cardin tuyên bố: “Trong mấy năm gần đây, chúng ta chứng kiến một Trung Quốc ngày càng khiêu khích tại các vùng biển, ép buộc, hăm doạ những nước láng giềng ở Biển Đông lẫn biển Hoa Đông, cố ý sử dụng mối đe dọa vũ lực quân sự để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, tiến hành hoạt động xây dựng đảo và quân sự hoá đe doạ an ninh khu vực”.
Lần đầu tiên kể từ Thế chiến 2, Hạm đội 3 hùng mạnh của Mỹ trực tiếp chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay tuần tra ở Biển Đông.
Mỹ kêu gọi cách tiếp cận mới về Triều Tiên
Phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida ở Tokyo ngày 16.3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thừa nhận nỗ lực thông qua ngoại giao và một số phương diện khác trong 20 năm qua đã không đạt được mục tiêu ngăn chặn chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Từ đó, ông Tillerson kêu gọi cần có cách tiếp cận khác nhưng không cung cấp chi tiết. Ông Tillerson còn kêu gọi Trung Quốc hỗ trợ thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, khẳng định Bắc Kinh đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này, theo Đài NHK.
Cụ thể, dự luật yêu cầu tổng thống Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt và cấm cấp thị thực đối với những cá nhân/đơn vị Trung Quốc tham gia các dự án phát triển, xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Biện pháp này cũng có thể được áp dụng đối với mọi cá nhân/đơn vị Trung Quốc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào những hành động/chính sách đe doạ hoà bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Những đối tượng này có thể bị trừng phạt thêm nếu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ xác nhận Trung Quốc thực hiện các động thái như công bố lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, triển khai tên lửa tới các đảo nhân tạo, thiết lập đường cơ sở xung quanh quần đảo Trường Sa…
Dự luật còn đề xuất cấm xuất bản những tài liệu mô tả Biển Đông hoặc biển Hoa Đông thuộc Trung Quốc. Cũng theo dự luật, chính phủ Mỹ cần hạn chế cung cấp hỗ trợ đối với những quốc gia công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông.
Liên quan đến Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngày 16.3 tuyên bố Bắc Kinh sẽ có hành động ứng phó cứng rắn nếu Nhật can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Bà Hoa đưa ra tuyên bố vài ngày sau khi Reuters dẫn một số nguồn tin tiết lộ rằng chiến hạm lớn nhất của Nhật Izumo sẽ diễn tập với tàu hải quân Mỹ ở Biển Đông trong chuyến hải hành 3 tháng, bắt đầu từ tháng 5.