10/01/2025

Dừng tuyển sinh nếu kê khai thông tin không đúng thực tế

Trong cuộc toạ đàm “Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục đại học” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ thực hiện hôm qua (10.2), đại diện Bộ GD-ĐT và các chuyên gia cho rằng cần phải có chế tài mạnh để thúc đẩy kiểm định đại học.

 

Dừng tuyển sinh nếu kê khai thông tin không đúng thực tế

Trong cuộc toạ đàm “Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục đại học” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ thực hiện hôm qua (10.2), đại diện Bộ GD-ĐT và các chuyên gia cho rằng cần phải có chế tài mạnh để thúc đẩy kiểm định đại học.


 
 
 
 
Thí sinh làm hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường ĐH năm 2016	 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thí sinh làm hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường ĐH năm 2016ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, cả nước có 271 trường ĐH nhưng đến nay mới có 12 trường kiểm định xong, 32 trường hoàn thành đánh giá ngoài. Với chu kỳ kiểm định 5 năm thì mỗi năm có khoảng 50 – 60 trường cần được kiểm định. Về những khó khăn hiện nay, ông Trinh nhận xét: “Nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường ĐH về kiểm định chưa đồng đều vì thế chất lượng của các báo cáo tự đánh giá của các trường chưa đạt yêu cầu. Hệ thống văn bản tuy đã có nhưng chế tài để khuyến khích các trường làm tốt, xử lý các trường làm chưa tốt hoặc chưa thật sự chú trọng đến hoạt động này chưa mạnh. Các bộ công cụ để đánh giá hiện nay chưa theo kịp được sự phát triển rất nhanh của thực tế phát triển hệ thống ĐH, đặc biệt là trong việc tiếp cận xu hướng quốc tế”.
Vì thế ông Trinh cho rằng sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ có một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ kiểm định.


Hiện Bộ đang từng bước thực hiện điều mà luật Giáo dục ĐH đã yêu cầu là công khai kết quả kiểm định, đồng thời có những chế tài góp phần thúc đẩy tiến độ kiểm định. Chẳng hạn, trong quy chế tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT vừa mới ban hành thì các trường phải công khai điều kiện đảm bảo chất lượng trên trang web của mình. Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thẩm định độc lập việc kê khai thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường. Nếu phát hiện trường hợp kê khai thông tin không đúng với điều kiện thực tế, Bộ sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với ngành/nhóm ngành liên quan, đồng thời trường và cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định. Việc công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng sẽ thực hiện theo lộ trình. Năm 2018, những trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định này thì không được thông báo tuyển sinh.
Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Quý Thanh, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng quy định trên là bước đệm thích hợp nhằm giúp các trường làm quen với “văn hóa chất lượng” để từ đó sẵn sàng cho việc kiểm định trong khi chưa kiểm định cả 271 trường ĐH. “Bộ GD-ĐT yêu cầu 3 công khai từ lâu nhưng lại chưa buộc phải công bố chi tiết nên các trường dễ biến báo, công bố xong không ai kiểm tra nên họ dễ làm không đúng. Giờ thì Bộ bắt phải công bố chi tiết để xã hội dễ dàng kiểm soát, đồng thời có các đơn vị độc lập đủ tư cách pháp lý để kiểm tra”.
Ngoài ra, còn những giải pháp khác đang được cân nhắc như cho thành lập thêm một số trung tâm kiểm định ngoài 4 trung tâm hiện có, khuyến khích các trường tham gia đăng ký kiểm định của các tổ chức quốc tế.
Cần hình thành văn hoá chất lượng
Ông Nguyễn Quý Thanh cho rằng do các trường chưa định hình được văn hóa chất lượng nên ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ cũng như chất lượng kiểm định. Các trường chưa có thói quen lưu trữ có hệ thống những minh chứng cho các hoạt động của mình. Khi cần minh chứng, cả trường nháo nhào đi tìm thì không có, đoàn kiểm định thì không có căn cứ để đánh giá dù trên thực tế là có hoạt động.
Bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN cũng nêu một bất cập khác. Chẳng hạn nhiều trường đã hình thành tổ chức cựu sinh viên nhưng do chưa tạo được văn hóa trả lời khảo sát nên họ gặp nhiều khó khăn khi cần thông tin tình hình việc làm, thu nhập, vị trí xã hội… của những người đã tốt nghiệp. Còn ông Nguyễn Văn Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải (một trong những đơn vị đầu tiên đã được kiểm định), cho rằng bộ tiêu chuẩn kiểm định hiện hành có một số quy định đã lạc hậu. Ví dụ như có quy định về đào tạo theo niên chế trong khi các trường đều đã chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. Hoặc các hoạt động đoàn thể chiếm tỷ trọng khá lớn trong việc đánh giá, khiến các nội dung đánh giá quan trọng khác bị thu hẹp lại, hệ quả là hàm lượng đánh giá không chuẩn. Một số yêu cầu khá “nóng”, cần phải đặt ra với trường ĐH không có trong quy định tiêu chuẩn kiểm định hiện hành, từ đó khiến cho chất lượng kiểm định không phản ánh đúng thực tế.



 

Quý Hiên