Thi THPT quốc gia 2017: Thay đổi sẽ có lợi hơn cho thí sinh
Ngay sau khi ban hành Quy chế thi THPT quốc gia 2017, Bộ GD-ĐT đã có trả lời làm rõ hơn về những thay đổi trong quy chế và cho rằng những đổi mới nhằm tạo thuận lợi hơn cho thí sinh trong kỳ thi năm nay.
Thi THPT quốc gia 2017: Thay đổi sẽ có lợi hơn cho thí sinh
Ngay sau khi ban hành Quy chế thi THPT quốc gia 2017, Bộ GD-ĐT đã có trả lời làm rõ hơn về những thay đổi trong quy chế và cho rằng những đổi mới nhằm tạo thuận lợi hơn cho thí sinh trong kỳ thi năm nay.
TIN LIÊN QUAN
Thí sinh đăng ký dự thi cùng với đăng ký xét tuyển
Lấy bài thi tổ hợp điểm cao xét tốt nghiệp
TIN LIÊN QUAN
Kỳ thi THPT quốc gia: Sẽ công bố đề thi và đáp án
Không được giữ lại đề thi trắc nghiệm
TIN LIÊN QUAN
Năm 2017 Bộ GD-ĐT vẫn quy định điểm sàn
Ý kiến
Thí sinh có được chọn môn thành phần dự thi?
Bộ cần có hướng dẫn rõ ràng hơn việc cho phép TS chưa tốt nghiệp dự thi toàn bài tổ hợp hay từng phần bài thi tổ hợp để phục vụ xét tuyển. Theo Quy chế thi THPT quốc gia năm nay, để xét công nhận tốt nghiệp THPT thì học sinh THPT thi 4 bài (toán, văn, ngoại ngữ, 1 bài tổ hợp tự chọn). Nhưng để tăng cơ hội xét tuyển, TS được chọn thi cả 2 bài tổ hợp, điểm bài thi nào cao hơn được tính điểm xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, ngoài mục đích xét công nhận tốt nghiệp, nếu TS muốn dự thi một môn lẻ trong bài tổ hợp để xét tuyển ĐH thì có bắt buộc phải dự thi cả bài không?
Đại diện một trường ĐH tại TP.HCM
Vẫn lo ngại về thí sinh ảo
Dù tham gia Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, các trường vẫn không biết được có bao nhiêu TS đã trúng tuyển bằng học bạ vào các trường có đề án tuyển sinh riêng. Khi chưa xác định được tương đối số TS trúng tuyển vào trường mình, các trường vẫn còn lo lắng. Nếu chỉ dừng lại ở việc gọi cho đủ TS vào học thì đơn giản vì không đủ ở đợt đầu sẽ đủ ở đợt sau, nhưng vấn đề lớn hơn còn nằm ở kế hoạch đào tạo xuyên suốt một năm của nhà trường. Quy chế cho phép các trường chủ động trong các đợt xét tuyển bổ sung, vậy làm sao để kiểm soát ảo nếu các trường không đồng thời nhận hồ sơ và xét trúng tuyển cùng khoảng thời gian?
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ
(Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) Bắt buộc các trường phải nâng chất lượng
Quy chế quy định ràng buộc các trường được phép thông báo tuyển sinh chỉ khi đã công khai đầy đủ thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng. Nếu thực hiện nghiêm túc quy định công khai này, các trường bắt buộc phải nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, Bộ cần có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí thực hiện để các trường triển khai đồng bộ, trong đó yêu cầu rõ tỷ lệ sinh viên có việc làm hay có việc làm đúng chuyên ngành, bởi 2 việc này rất khác nhau. Công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm là một trong các nội dung công khai các trường đã thực hiện lâu nay nhưng mỗi trường một kiểu, số lượng sinh viên được lấy mẫu khảo sát mỗi trường không giống nhau. Đáng lưu tâm hơn là việc này các trường tự thực hiện và tự công bố, chưa hề có bộ phận độc lập kiểm định nên không biết thực hư ra sao.
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn
Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing Lộ trình hợp lý
Quyết định giữ lại “điểm sàn” trong năm nay là điều chỉnh đáng chú ý nhất so với dự thảo. Việc giữ hay bỏ điểm sàn không ảnh hưởng đến các trường tốp trên, còn với các trường tốp dưới đây là cơ hội để thể hiện năng lực và uy tín của mình. Đưa ra lộ trình bỏ “điểm sàn” và có thông báo trước một năm thay vì thực hiện ngay lập tức là quyết định đúng đắn. Điều này sẽ giúp các trường tốp dưới, đặc biệt nhóm trường CĐ có thêm sự chuẩn bị.
Tiến sĩ Trần Đình Lý
Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Hà Ánh (ghi)
|
Tuệ Nguyễn