Mỹ rút khỏi TPP: ai thiệt nhất?
Ngay ngày nhậm chức đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đã gây chấn động bằng tuyên bố Mỹ sẽ rút lui khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mỹ rút khỏi TPP: ai thiệt nhất?
Ngay ngày nhậm chức đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đã gây chấn động bằng tuyên bố Mỹ sẽ rút lui khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
TPP gồm 12 thành viên, chiếm 40% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, nhưng nay không còn Mỹ |
“Việc Mỹ rút khỏi TPP chắc hẳn sẽ làm nhiều quốc gia rất thất vọng, vì họ đã chi ra những khoản ngân sách khổng lồ cho việc vận động chính phủ và các cử tri của họ đồng thuận hiệp định này |
TPP được đề xuất và thảo luận suốt 10 năm qua và chính thức đạt được sự đồng thuận của đại đa số thành viên trong năm 2016. Nhưng chỉ trong vòng ít phút ngắn ngủi sau khi ông Trump chính thức nhậm chức, tất cả nỗ lực của nhiều nước thành viên dường như đổ vỡ.
Tại sao TPP thất bại?
Dù cựu tổng thống Barack Obama đã xem TPP là một chính sách chủ lực trong quá trình ông đảm nhiệm chức vụ, tuy nhiên ông lại không thật sự giúp người dân Mỹ cũng như các nghị sĩ Đảng Dân chủ của mình hiểu rõ về tầm quan trọng của hiệp định này.
Ông Obama đã để cho nhiều kẻ quan liêu thao túng và che giấu TPP, không cho Quốc hội cũng như người dân Mỹ hiểu rõ về những điều khoản của hiệp định quan trọng này.
Không có sự kiểm soát của ông Obama, những thành phần bảo thủ đã tìm cách thúc giục Quốc hội cũng như cử tri của cả phe cánh tả và cánh hữu chống lại TPP.
Cuộc tranh cử tổng thống vừa qua là đòn giáng cuối cùng đối với TPP. Trong thời gian là bộ trưởng ngoại giao, bà Hillary Clinton từng tích cực ủng hộ TPP.
Tuy nhiên khi ứng viên Bernie Sanders, đối thủ chính của bà trong Đảng Dân chủ, phản đối mạnh mẽ TPP thì bà Clinton cũng nghiêng về phía ông Sanders.
Cuối cùng Tổng thống Trump đã tuyên bố đòi kết liễu TPP vì hiểu rõ rằng cử tri cũng như phe của ông đều ủng hộ khuynh hướng bảo thủ.
Như là một cái kết được báo trước, có rất ít sự ủng hộ ở Mỹ dành cho TPP và thông tin về tầm quan trọng của hiệp định này cũng bị ém nhẹm đối với người dân đất nước cờ hoa.
Thiệt hại cho Mỹ
Thương mại đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia thành viên. Thương mại cũng giúp gia tăng tính cạnh tranh giữa các đối tác. Khi có sự thông thương, những hoạt động kinh doanh yếu kém và không hiệu quả sẽ bị loại trừ và thay thế bằng những hoạt động hiệu quả hơn.
Song song đó, người tiêu dùng sẽ được lợi ích từ những sản phẩm chất lượng hơn và giá rẻ hơn. Năng suất sản xuất sẽ được đẩy mạnh và tiền lương nhân công cũng vì thế được gia tăng. Khách hàng sẽ được tận hưởng nhiều loại hình dịch vụ và sản phẩm chất lượng hơn.
Rõ ràng rằng Mỹ cần những quốc gia đối tác mang tính cạnh tranh cao. Nếu không có những đối tác như vậy, sẽ không ai có khả năng chi trả cho những hàng hóa sản xuất tại Mỹ.
Tổng thống Trump không sai khi cho rằng thương mại đã ảnh hưởng đến công ăn việc làm của nhiều lao động Mỹ.
Những lao động không có khả năng cạnh tranh sẽ dần dần bị đào thải. Đó là quy tắc hoạt động của nền kinh tế. Nếu không có sự đào thải những nhân tố yếu kém thì thế giới có lẽ vẫn còn trong giai đoạn đi “xe ngựa kéo”.
Vấn đề cốt lõi là làm sao giúp những công nhân kém hiệu quả có thể tìm được việc trong những lĩnh vực phù hợp hơn.
Để làm được điều đó, nước Mỹ cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào đào tạo và giáo dục cho tầng lớp này. Nước Mỹ cũng cần là cái nôi hỗ trợ và nuôi dưỡng những hoạt động khởi nghiệp. Song song đó, Mỹ cũng cần nới lỏng chính sách nhập cư của họ để có thể thu hút những nhân tài trên thế giới.
Việc rút khỏi TPP chắc chắn gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với nền kinh tế Mỹ. TPP thiết lập những quy chuẩn nghiêm ngặt mà các quốc gia thành viên phải tuân theo.
Không có những tiêu chuẩn này, thương mại sẽ trở nên lỏng lẻo vì một vài quốc gia sẽ cố gắng giành nhiều lợi ích hơn về phần mình. Điều đó sẽ tạo nên tình trạng bất cân bằng trong giao thương.
Từ sau Thế chiến thứ hai, Mỹ luôn nắm vai trò lãnh đạo trong việc thiết lập cũng như đảm bảo trật tự giao thương thế giới. Việc Mỹ rút lui khỏi TPP sắp sửa đánh dấu sự chấm hết của trật tự đó. Chưa hết, Mỹ rời TPP sẽ giúp Trung Quốc bành trướng nền kinh tế của họ.
Trung Quốc giờ đây có thể tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng chính sách “Một vành đai, một con đường” của họ, nối kết giao thương khắp các châu lục mà không gặp trở ngại từ phía Mỹ.
Thời gian qua, Trung Quốc đã chủ xướng thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Ngân hàng này dù bị Mỹ kịch liệt phản đối, nhưng lại được nhiều đồng minh của Mỹ ủng hộ. Những động thái gần đây cho thấy cả Philippines và Úc đang dần chuyển hướng về phía Trung Quốc.
Dù Tổng thống Trump rút lui khỏi TPP nhằm bảo vệ lợi ích của lao động Mỹ, nhưng ông cũng quên rằng giao thương là một phần tất yếu cho sự bền vững của một nền kinh tế.
Chính sách “Xoay trục sang châu Á” là một chính sách thông minh dưới thời ông Obama, tuy nhiên vị cựu tổng thống này đã không thực hiện được nó triệt để.
TPP có nhiều điều khoản liên quan đến lao động, môi trường và nhiều vấn đề khác. Do Mỹ có nhiều tiêu chuẩn sản xuất khắt khe nên hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại đây có giá thành cao hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại ở những quốc gia khác.
Vì vậy, người tiêu dùng có thể sẽ quay lưng với hàng hoá Mỹ và một nguy cơ khó có thể tránh khỏi là Hoa Kỳ sẽ dần mất đi vị thế dẫn đầu về kinh tế trên thế giới.
Việc tham gia TPP sẽ giúp việc ký kết các giao thương được dễ dàng hơn. Không có TPP, chính quyền Trump sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong các thương thảo tương lai vì những thủ tục pháp lý và chính trị giữa các quốc gia.
Song phương thay cho đa phương Việc rút lui khỏi TPP cũng mang lại những lợi ích nhất định cho Mỹ và một vài quốc gia khác. Không có hiệp định này, việc giao thương sẽ mang tính song phương thay vì đa phương. Việc thương thảo song phương thường được thực thi dễ dàng và nhanh chóng hơn vì không vướng bận nhiều thủ tục cũng như quy định pháp lý. Theo thống kê mới nhất, Mỹ chỉ đạt được 16 thỏa thuận với 20 quốc gia trong năm 2016 sau khi chính quyền Obama chấp thuận TPP. |