29/11/2024

Làm sao tránh cảm lạnh mùa tết?

Một tép tỏi hoặc một chén súp gà cũng đủ xua đi cái lạnh của những ngày cuối năm, giúp bạn duy trì được sức khoẻ để đón tết.

 

Làm sao tránh cảm lạnh mùa tết?

Một tép tỏi hoặc một chén súp gà cũng đủ xua đi cái lạnh của những ngày cuối năm, giúp bạn duy trì được sức khoẻ để đón tết.


 


Dùng thực phẩm để ngăn ngừa, hoặc cải thiện chứng cảm lạnh  /// Ảnh: Shutterstock

Dùng thực phẩm để ngăn ngừa, hoặc cải thiện chứng cảm lạnhẢNH: SHUTTERSTOCK

Vào mùa lạnh, con người có khuynh hướng “cố thủ” trong nhà và tụ tập bạn bè, người thân với nhau. Thế nhưng đây cũng là dịp để vi rút gây bệnh cảm có điều kiện lây lan dễ dàng hơn trong không khí lạnh và khô. Sau đây là những mẹo vặt có thể giúp chống lại nguy cơ nhiễm bệnh:
Súp gà. Đây là phương thuốc chữa bệnh truyền thống được các bà các mẹ áp dụng bao năm qua, thậm chí từ thời Hy Lạp cổ đại, dựa trên ghi chép của giới bác sĩ thời đó. Đầu tiên, hầm xương gà hoặc thịt heo, cho vào rau củ quả còn thừa lại trong tủ lạnh và để lửa nhỏ cho đến khi dùng được. Xương chứa nhiều loại chất dinh dưỡng, từ gelatin, collagen và đủ dạng vitamin, khoáng chất, giúp bạn mau lành bệnh và hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, vị mặn của xương và độ ấm của nước súp có thể làm dịu cổ họng đang đau, trong khi hơi nước bốc lên từ món ăn có thể làm thông mũi bị tắt. Để đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, nên thêm ít nghệ và quế bên cạnh gia vị ớt và gừng.

Bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết từ nay đến sau Tết Nguyên đán trẻ dễ mắc nhiều loại bệnh: đường tiêu hoá, thuỷ đậu, sốt siêu vi, viêm hô hấp, tay chân miệng…  


Rượu nóng gia truyền. Vào những năm 1700, loại thức uống này làm từ whiskey, mật ong và nhiều gia vị khác nhau. Con người thời nay lại chuộng brandy, mật ong và chanh để chống cảm lạnh. Một chút rượu phù hợp sẽ hỗ trợ giấc ngủ, mật ong làm dịu cổ họng, còn chanh bổ sung nhiều vitamin C cần thiết cho cơ thể, cũng như làm sạch khoang mũi trước vi khuẩn.
Một tép tỏi mỗi ngày. Tỏi có lịch sử và danh tiếng lâu đời về khoản bảo vệ cơ thể trong mùa lạnh. Vào thập niên 1500, con người được khuyên đắp tỏi và hành lên họng để chữa bệnh cảm. Trên thực tế, tỏi có năng lực chống vi rút, kháng khuẩn và vi trùng, biến loại gia vị này thành một “vũ khí” lợi hại trong nỗ lực trị cảm cúm. Nghiền tỏi tươi kích thích một phản ứng hoá học tiết ra allicin, chất kháng khuẩn cực mạnh chỉ hiện diện sau khi tỏi bị nghiền nhưng trước khi bị đun nóng.
 
Làm sao tránh cảm lạnh mùa tết? - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

5 cách tự nhiên điều trị ho

Cơ thể chúng ta có khả năng chống lại các bệnh như ho thông thường dưới sự hỗ trợ của các biện pháp tự nhiên. Dưới đây là 5 cách dùng liệu pháp tự nhiên để điều trị ho, theo Livestrong.


Phơi nắng ấm mỗi ngày. Tổ tiên của chúng ta thường khuyên bệnh nhân ra ngoài trời ít nhất 1 giờ/ngày dù bệnh nặng cách mấy. Nguyên nhân chính là vitamin D, hỗ trợ ngăn chặn bệnh cúm và đồng thời có thể điều tiết các phản ứng của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin D dẫn đến nhiều tình trạng bệnh khác nhau, và tại các thành phố lớn, con người ít bổ sung vitamin D vì luôn “vũ trang” tránh nắng. Để thu được đủ lượng vitamin D cần thiết, cần phải phơi nắng ấm ít nhất 15 phút/ngày.
Rửa tay thường xuyên. Một trong những biện pháp phòng chống cảm cúm hiệu quả là đầu tiên phải tránh bị nhiễm vi rút. Để ngăn chặn cảm cúm lây lan, giới bác sĩ khuyên nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn trong ít nhất 20 giây, trước khi làm sạch bằng nước ấm.
Làm sao tránh cảm lạnh mùa tết? - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Những nguyên nhân làm xuất hiện vết bầm tím trên da

Thỉnh thoảng, bạn phát hiện da mình xuất hiện những vết bầm. Nếu vết bầm ấy do va chạm thì không có gì để nói, nhưng nếu bạn không hề biết tại sao, nguyên nhân có thể là do các yếu tố sau:


 

Tụ Yên