10/01/2025

Loại bỏ những gì cản trở sản xuất

Quan điểm trên một lần nữa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành công thương diễn ra sáng 6.1.

 

Loại bỏ những gì cản trở sản xuất

Quan điểm trên một lần nữa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành công thương diễn ra sáng 6.1.



Thủ tướng trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị  /// Ảnh: Quang Hiếu

 

Thủ tướng trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghịẢNH: QUANG HIẾU

“Quốc hội hỏi tôi suốt”
Một trong những tồn tại lớn nhất của ngành công thương năm qua, theo nhìn nhận của người đứng đầu Chính phủ chính là hàng loạt dự án thua lỗ lớn, kéo dài. “Quốc hội cứ hỏi thăm tôi suốt là sức khoẻ các dự án này thế nào”, Thủ tướng nói và yêu cầu lãnh đạo Bộ cần tập trung giải quyết những tồn đọng để sớm thoát ra khỏi tình trạng lỗ triền miên, nguy cơ đắp chiếu; theo hướng cái nào bán khoán, phá sản hay dự án nào còn có thể cứu vãn thì có cơ chế nhưng trên tinh thần nhà nước không “ném tiền” vào các dự án thua lỗ này, cũng như ngân sách không có khả năng để làm điều này. Thủ tướng cũng lưu ý tình trạng một số dự án triển khai chậm, không bảo đảm tiến độ mà nhất là các công trình điện do các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương làm chủ đầu tư. 

 
 
Loại bỏ những gì cản trở sản xuất - ảnh 1
Cần huy động mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp tư nhân, kể cả doanh nghiệp cổ phần hóa, HTX nông nghiệp, HTX công thương tiêu thụ để phát triển ngành công thương VN. Nếu cái gì tư nhân làm tốt, có hiệu quả, chúng ta để tư nhân và doanh nhân làm
Loại bỏ những gì cản trở sản xuất - ảnh 2
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
 


Đặc biệt, Thủ tướng không quên nhắc lại vấn đề gây nhiều bức xúc nhất của Bộ Công thương năm qua là công tác bổ nhiệm cán bộ và tổ chức bộ máy với nhiều sai phạm nhức nhối. “Công tác cán bộ thời gian qua còn nhiều bất cập, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của ngành, trong đó có việc quản lý, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo một số doanh nghiệp nhà nước trực thuộc”, Thủ tướng nói.
Khái quát lại, theo người đứng đầu Chính phủ, đó là những cú vấp của ngành công thương năm qua nhưng theo ông, may mắn là ngành này không ngã và quan trọng hơn là đã biết khắc phục, nỗ lực vượt qua một cách ấn tượng, nhất là trong công tác cải cách bộ máy, xây dựng thể chế để thể hiện là bộ kiến tạo. Thủ tướng dẫn chứng một loạt thủ tục hành chính, văn bản cản trở kinh doanh được ngành chủ động bãi bỏ trong năm qua như kiểm định hoá chất trong sản phẩm dệt may, quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, dán nhãn năng lượng… “Đây là điểm nhấn trong cải cách hành chính của các bộ, ngành T.Ư để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt nhất, thuận lợi nhất”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, nếu muốn tạo ra sự thay đổi với sức cạnh tranh mạnh mẽ thì phải bắt đầu bằng việc tạo ra một môi trường để người dân và doanh nghiệp có thể làm ăn tử tế, sòng phẳng, không bị chèn ép. Đây chính là tầm nhìn mà Bộ Công thương phải luôn hướng tới và cam kết Chính phủ luôn ủng hộ, đồng hành cùng ngành trong việc loại bỏ những gì cản trở sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Thị trường trong nước thành trụ đỡ
 
Trước đó, trình bày báo cáo tổng kết, Bộ trưởng Công thương cho biết một trong những điểm đáng chú ý năm 2016 của ngành là thương mại trong nước tiếp tục phát huy được vai trò là trụ đỡ cho tăng trưởng trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp khó khăn. Tính chung cả năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 3.527.400 tỉ đồng, tăng 10,19% so với năm trước (năm 2015 tăng 9,8%), nếu loại trừ yếu tố giá thì còn tăng 7,8%, thấp hơn mức tăng 8,5% của năm trước do sức mua không biến động lớn, trong khi giá tiêu dùng năm nay tăng cao hơn so với năm 2015.
Đánh giá cao thành công này, Thủ tướng nhắc nhở ngành công thương cần quan tâm hơn nữa đến thị trường nội địa, làm sao để người VN tiêu thụ hàng VN chất lượng cao, giá thành tốt, mẫu mã đẹp. Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu mà Quốc hội giao. Thủ tướng cũng ủng hộ kiến nghị trước đó của nhiều ý kiến từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng rằng phải có hàng rào thương mại đúng pháp luật để bảo vệ thị trường trong nước.
Kể lại câu chuyện một nông trại sản xuất dưa lưới của một nước trong khu vực, chỉ rộng hơn 3 ha, song chủ trang trại có tới 23.000 khách hàng thông qua thương mại điện tử, Thủ tướng mong muốn ngành này cần giúp nông dân tốt hơn trong quảng bá sản phẩm để làm sao tìm đầu ra ổn định cho nông sản Việt. “Cần huy động mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp tư nhân, kể cả doanh nghiệp cổ phần hóa, HTX nông nghiệp, HTX công thương tiêu thụ để phát triển ngành công thương VN. Nếu cái gì tư nhân làm tốt, có hiệu quả, chúng ta để tư nhân và doanh nhân làm”, Thủ tướng bày tỏ.
 

 

Chí Hiếu