Ý thức được tầm quan trọng của hội nhập quốc tế trong giáo dục, Bộ đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu mà ngành sẽ tập trung triển khai trong thời gian tới. Hội nhập quốc tế về đào tạo trước hết thông qua các hoạt động liên kết, kiểm định chất lượng, công nhận văn bằng, tín chỉ… các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên. Hợp tác giữa các trường ĐH, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học của VN với các đối tác nước ngoài trong đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu.
Theo Bộ GD-ĐT, trong bối cảnh VN đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới thì một trong những thách thức lớn nhất trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là khả năng sử dụng tiếng Anh. Vì thế cần sớm chuyển việc học tiếng Anh từ áp lực thành động lực và đẩy nhanh việc phổ cập tiếng Anh cho các đối tượng tham gia vào quá trình hội nhập, đặc biệt là cho giới trẻ.
Ngay khi Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo quy chế tuyển sinh, các trường ĐH đã nhanh chóng họp bàn phương án tuyển sinh năm 2017.
Để giải quyết vấn đề này, trong năm nay Đề án ngoại ngữ 2020 sẽ huy động thêm sự tham gia của các chuyên gia, giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm từ các trường/khoa ngoại ngữ ở VN và quốc tế, tăng cường liên kết giữa các cơ quan quản lý giáo dục các cấp với các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ sở đào tạo ngoại ngữ để huy động nguồn lực đảm bảo các điều kiện dạy và học ngoại ngữ tốt hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ các cấp theo hướng tiếp cận chuẩn năng lực giáo viên ngoại ngữ quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tăng cường xã hội hóa hoạt động đào tạo ngoại ngữ, hợp tác quốc tế để tạo môi trường giao tiếp bằng ngoại ngữ. Các trường/khoa chuyên ngữ cần xây dựng chương trình đào tạo để khi sinh viên ra trường có thể đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế.
Về công tác khảo thí, Bộ sẽ xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng của VN cập nhật với chuẩn quốc tế, dựa vào nguồn lực chuyên môn trong nước và phối hợp với các chuyên gia, tổ chức tư vấn, trung tâm khảo thí quốc tế. Đẩy nhanh xây dựng trung tâm đánh giá ngoại ngữ độc lập cấp quốc gia để hỗ trợ và giám sát công tác khảo thí ngoại ngữ trong cả nước.
Báo U.S. News & World Report (Mỹ) vừa công bố Bảng xếp hạng đại học tốt nhất toàn cầu năm 2016-2017, với 1.000 trường lọt vào danh sách này.
Bộ cũng đang giao cho các cục, vụ chức năng nghiên cứu, bàn bạc để có thể đưa ra một quy chế đào tạo tiến sĩ thay cho quy chế hiện hành theo hướng siết chặt chất lượng và hội nhập quốc tế. Bộ dự định tuyển nghiên cứu sinh sẽ không theo đợt mà bất kỳ lúc nào nhà trường có đề tài, có tiền, có điều kiện thì “chào hàng” trên mạng. Ai thấy phù hợp thì nộp hồ sơ vào.
Nghiên cứu sinh bắt buộc phải đạt chuẩn ngoại ngữ nhất định ngay từ đầu vào hoặc phải chứng minh được năng lực ban đầu về nghiên cứu khoa học của mình thông qua những công trình đã công bố trong nước và quốc tế. Để đảm bảo đầu ra, quy chế cũng yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện hoặc công bố công trình trên các kỷ yếu hội thảo quốc tế trong quá trình làm nghiên cứu và trước thời điểm luận án được thông qua.
Theo trang tin của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển Trường ĐH An Giang là trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Tuyển sinh trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ
Một trong những động thái đổi mới của Bộ được dư luận chú ý nhất trong năm nay liên quan tới kỳ tuyển sinh ĐH. Mục tiêu đổi mới là để kỳ tuyển sinh năm nay và những năm tới theo hướng ngày càng nhẹ nhàng, khách quan, minh bạch hơn, khắc phục được các bất cập của kỳ tuyển sinh năm 2016.
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh mà Bộ đang lấy ý kiến, công tác tuyển sinh năm nay sẽ được vận hành trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ của các trường, đảm bảo chất lượng đầu vào, đảm bảo quyền lợi người học và việc tuyển sinh được thực hiện công bằng, trật tự. Theo đó, thí sinh sẽ không bị hạn chế nguyện vọng. Bộ cũng khuyến khích các trường lập đề án tuyển sinh riêng. Các trường có thể tự tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để lấy kết quả tuyển sinh cho trường mình, hoặc xét quá trình học tập của thí sinh trong thời gian học THPT, hoặc kết hợp nhiều phương thức đánh giá để tuyển sinh.