Ông Trump sẽ cứu được ‘Giấc mơ Mỹ’ đang giãy chết?
Thế giới đang ở trong một giai đoạn bất ổn, đầu tàu của trật tự thế giới cũ là Mỹ đã suy yếu. Giấc mơ Mỹ – biểu tượng cho sự phồn thịnh một thời – cần phải được hồi sinh trước khi mọi thứ quá trễ…
Ông Trump sẽ cứu được ‘Giấc mơ Mỹ’ đang giãy chết?
Thế giới đang ở trong một giai đoạn bất ổn, đầu tàu của trật tự thế giới cũ là Mỹ đã suy yếu. Giấc mơ Mỹ – biểu tượng cho sự phồn thịnh một thời – cần phải được hồi sinh trước khi mọi thứ quá trễ…
Đã đến lúc phải thừa nhận Giấc mơ Mỹ đã chết. Những điều kiện cơ bản của nó – bao gồm tăng trưởng kinh tế mạnh và ổn định, một hệ thống cầm quyền dựa trên tài đức nhằm ngăn tầng lớp người giàu trục lợi – đã không còn nữa.
Bản Tuyên ngôn độc lập đặt quyền “mưu cầu hạnh phúc” là giá trị trung tâm của đời sống Mỹ. Kể từ năm 1776, mỗi thế hệ người dân đã tìm cho mình con đường đi lên trong xã hội, và trong một thời gian dài rất nhiều người đã chạm tay đến thành công.
Trong hơn một thế kỷ sau cuộc nội chiến (1861-1865), các thành tựu về năng lượng, y học, viễn thông, vận tải… đã giúp định hình nước Mỹ và thế giới. Năng suất kinh tế tăng vọt, tuổi thọ trung bình của con người kéo dài hơn.
Trong phần lớn giai đoạn này, một con sóng quả thật đã nâng nhiều con thuyền.
Dù thuộc đảng phái nào, các chính trị gia đều tôn trọng quy ước dân tộc, rằng bất cứ ai làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp; xã hội dần dần mở rộng vòng tay với người nhập cư, người thiểu số, phụ nữ, người khuyết tật… và tất cả những ai từng bị bỏ quên bên lề cuộc sống Mỹ.
Nhưng khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại trong thập niên 1970, cử tri bắt đầu chán nản. Hàng loạt vụ lùm xùm như cú sốc giá dầu, Watergate, kết thúc cay đắng của chiến tranh Việt Nam… khiến xã hội Mỹ mang một cảm giác nặng nề, mô tả như Tổng thống Jimmy Carter thì là “nỗi muộn phiền không tên”.
Chính trong bối cảnh ảm đạm đó, Ronald Reagan đứng ra tranh cử năm 1980 với lời hứa mang lại Bình minh trên đất Mỹ.
Cục Dự trữ liên bang (FED) đánh tín hiệu sẵn sàng làm mọi cách để kiềm chế lạm phát, thuế được cắt giảm, và nước Mỹ về cơ bản chuyển từ một quốc gia của những người tiết kiệm sang một quốc gia của những người đi vay.
Trong các thập niên tiếp theo, đòn bẩy tài chính đẩy tăng trưởng đi lên, nhưng Giấc mơ Mỹ chỉ sống mòn qua ngày.
Dân Mỹ ngày càng mắc nợ nhiều hơn để mua hàng hóa nước ngoài, còn các quốc gia sản xuất ra số hàng hóa đó mua lại nợ của Chính phủ Mỹ, giúp giữ lãi suất USD ở mức thấp.
Người Mỹ có thể cảm thấy phồn thịnh, nhưng nền kinh tế thực chất chỉ tăng trưởng bằng một nửa trước đó, và lương trung bình thì gần như giậm chân tại chỗ.
Trong khi đó, FED lo bận rộn xử lý những cơn khủng hoảng trên thị trường tài chính cứ lâu lâu lại bùng lên. Và một cách vô tình, họ khiến vấn đề bất bình đẳng xã hội mỗi lúc thêm nghiêm trọng.
Đến năm 2007, chính sách của FED đã giúp thị trường tài chính tăng trưởng một cách giả tạo, lớn hơn kích thước của nền kinh tế thật đến 3 lần, và trong đó phần lớn tài sản bị người giàu thâu tóm.
Kỷ nguyên công nghệ số đang làm biến mất nhiều công việc truyền thống của tầng lớp lao động – Ảnh: REUTERS
Giấc mơ Mỹ chỉ tồn tại khi tăng trưởng được chia sẻ đồng đều, các trở ngại mang tính cấu trúc ngăn cản con người phát triển ít tồn tại. Cả hai tiêu chí đều không còn đúng ngày hôm nay.
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, tốc độ tăng trưởng bình quân 4% sẽ không trở lại – ít nhất là không sớm trở lại; 2% là con số cao nhất có thể trông chờ.
Thêm vào đó, các thành tựu giúp thúc đẩy tăng trưởng trong ngành sản xuất trước đây đang bị thay thế dần bằng công nghệ kỹ thuật số. Để tiện lợi cho mình, các doanh nghiệp của nền kinh tế số như Amazon, Uber… đang tiêu diệt nhiều công việc của tầng lớp lao động, đẩy mức lương đi xuống.
Tệ hơn nữa, chính sách thuế của Mỹ càng lúc ưu ái dòng vốn hơn lao động, điều này lý giải tại sao phần chia của lao động trong thu nhập quốc dân đang trên đà giảm.
Tóm tắt tình hình: người trẻ ở Mỹ phải ôm quá nhiều nợ, tiền dành dụm về hưu của thế hệ “baby boom” sau năm 1945 quá ít ỏi, tính linh động trong nghề nghiệp không đủ, an sinh dành cho người mất việc và thất nghiệp không bảo đảm. Vươn lên trong cuộc sống đã trở thành một nhiệm vụ không còn dễ dàng.
Con đường hiện tại của nước Mỹ không báo trước một tương lai sáng. Tuy nhiên, khả năng dệt nên một giấc mơ khác vẫn còn nếu hành động ngay bây giờ.
Mọi thứ phụ thuộc vào lớp lãnh đạo tiếp theo – những người đang chạy đua vào Nhà Trắng trong năm 2020.
Liệu họ có làm được?
******
Bài viết của nhà kinh tế người Mỹ Alexander Friedman đăng trên chuyên trang phân tích Project Syndicate. Ông là cựu giám đốc đầu tư của Ngân hàng UBS (Thuỵ Sĩ), hiện giữ chức giám đốc tài chính của Quỹ Bill & Melinda Gates, và là một quan chức Nhà Trắng: