26/11/2024

Kịch tính bủa vây thượng đỉnh G7

Thượng đỉnh G7 đã khép lại sau 3 ngày làm việc với nhiều bất ngờ lẫn đồn đoán giữa các bên, sau khi xuất hiện nhiều thông tin trái chiều về các nội dung đạt được tại hội nghị.

 

Kịch tính bủa vây thượng đỉnh G7

Thượng đỉnh G7 đã khép lại sau 3 ngày làm việc với nhiều bất ngờ lẫn đồn đoán giữa các bên, sau khi xuất hiện nhiều thông tin trái chiều về các nội dung đạt được tại hội nghị. 

 
 
 
 

Thượng đỉnh G7 tại Pháp không hề suôn sẻ 	 /// Ảnh: Reuters

Thượng đỉnh G7 tại Pháp không hề suôn sẻ   Ảnh: Reuters

 

 
Vào ngày cuối cùng làm việc tại khu nghỉ dưỡng Biarritz ở miền tây nam nước Pháp, các nhà lãnh đạo nhóm nước phát triển của thế giới G7 tiến hành thảo luận nhiều vấn đề ở phạm vi toàn cầu, bao gồm thảm họa cháy rừng ở Amazon, theo AFP. Tuy nhiên, nghị trình chính thức của nhóm đã bị lu mờ bởi nỗi ám ảnh về cuộc xung đột thương mại Mỹ – Trung và nghi vấn xung quanh sự đoàn kết của G7. Tối 25.8 (giờ VN), sự xuất hiện của Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tại nơi thượng đỉnh đang diễn ra đã tạo nên kịch tính mới cho hội nghị.
 
Một quan chức Nhà Trắng tiết lộ việc Pháp mời nhà ngoại giao Iran đến Biarritz gây “bất ngờ” cho phía Mỹ. Thế nhưng, khi tổ chức họp báo với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua, Tổng thống Trump cho hay chẳng ngạc nhiên về chuyến công du kéo dài vỏn vẹn 5 giờ tại Pháp của Ngoại trưởng Iran – nhân vật đang nằm trong danh sách cấm vận của Washington. Dù vậy, chủ nhân Nhà Trắng không muốn gặp ông Zarif, cho rằng còn quá sớm để làm điều này. Tổng thống Trump cũng thay đổi quan điểm về nước CH Hồi giáo khi tuyên bố không muốn thay đổi chế độ tại Iran, để ngỏ khả năng đối thoại và cho hay lãnh đạo G7 đạt nhất trí cao trong việc tìm ra hướng xử lý vấn đề Iran. Tuy nhiên, bà Merkel vội vã đính chính rằng mặc dù cuộc thảo luận về Iran vô cùng hữu ích, nhưng vẫn còn sớm để đạt được đồng thuận về vấn đề này.
 
 
Phát biểu bên lề Hội nghị G7, Tổng thống Trump cũng thông báo một tin tức tốt liên quan đến vấn đề thương mại. Ông cho hay phía Trung Quốc đã liên lạc với những người đồng cấp Mỹ vào cuối tuần qua và đề nghị quay lại bàn đàm phán. Phó thủ tướng Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc, hôm qua cho biết Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết xung đột thương mại với Mỹ bằng thái độ “bình tĩnh”, phản đối mọi khả năng leo thang chiến tranh thương mại. Trước khi có cuộc điện đàm, Tổng thống Trump tỏ ra tiếc nuối khi không áp thuế cao hơn đối với hàng hoá Trung Quốc, theo AFP dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Stephanie Grisham.
 
Cũng trong hôm qua, phát ngôn viên Điện Kremlin cho hay Nga bác bỏ khả năng quay về nhóm nếu chỉ dựa trên lời mời của một quốc gia, vì mọi quyết định của G7 phải dựa trên quy tắc đạt được đồng thuận của tất cả các bên liên quan. “Đối với Nga, việc đạt được cơ chế thành viên G7 hoặc quay về G7 không phải là mục tiêu”, Tass dẫn lời phát ngôn viên Peskov trả lời câu hỏi của các phóng viên sau khi Tổng thống Trump nhận xét “sẽ tốt hơn” nếu Nga quay về G7. Cùng ngày, tờ The Guardian dẫn các nguồn tin ngoại giao châu Âu tiết lộ chủ nhân Nhà Trắng đã tranh cãi với các lãnh đạo còn lại của G7 khi ông muốn kết nạp lại Nga.
 
THUỴ MIÊN