24/12/2024

Nhà máy hạt nhân nổi đầu tiên của Nga

Cuộc hành trình đến Bắc cực của Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov đang thu hút sự chú ý của thế giới, có người còn gọi đó là hiểm hoạ “Chernobyl trên băng”.

 

Nhà máy hạt nhân nổi đầu tiên của Nga

Cuộc hành trình đến Bắc cực của Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov đang thu hút sự chú ý của thế giới, có người còn gọi đó là hiểm hoạ “Chernobyl trên băng”.
 
 
 
 

Nhà máy hạt nhân nổi Akademik Lomonosov của Nga /// Reuters

Nhà máy hạt nhân nổi Akademik Lomonosov của Nga  Reuters

 

 
Nga đang chuẩn bị triển khai nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của nước này đến Bắc cực. Theo Hãng Tass, tàu Akademik Lomonosov dài 144 m, cao 10 m, sẽ được kéo từ TP.Murmansk đến cảng Pevek, vượt qua quãng đường hơn 6.400 km của Tuyến hàng hải phương Bắc (NSR) để cung cấp năng lượng hạt nhân cho vùng lãnh thổ hẻo lánh nhưng dồi dào khoáng sản trên bán đảo Chukotka của Nga.
 
NSR được khai mở sau khi băng tan, được xem là luồng giao thương mới nối liền Trung Quốc - châu Âu và Nga, hy vọng có thể khai thác tuyến hàng hải này quanh năm. Viễn cảnh lợi nhuận kếch xù thu được từ trục giao thông mới trên biển, cùng với tầm quan trọng về mặt chiến lược trong lĩnh vực quân sự đã thúc đẩy công nghệ chế tạo tàu phá băng, tàu ngầm và các phương tiện chạy bằng hạt nhân khác. Nhà báo Thomas Nilsen, biên tập viên tờ Barents Observer (trụ sở tại Kirkenes, Na Uy), ước tính đến năm 2035, phần lãnh thổ của Nga ở Bắc cực sẽ trở thành vùng biển hạt nhân hóa dày đặc nhất trên trái đất.
 
Các nhà máy hạt nhân nổi được cho là có thể đóng vai trò lớn trong viễn cảnh trên. Trong khi Mỹ đã triển khai một tổ máy hạt nhân cỡ nhỏ được đặt trên sà lan tại kênh đào Panama vào thập niên 1960 và 1970, mô hình này chưa bao giờ được nhân rộng. Theo hướng tiếp cận mới, Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia Nga (Rosatom) chế tạo nhà máy điện hạt nhân nổi phù hợp theo yêu cầu của từng đối tượng khách hàng trên toàn thế giới. Rosatom cho hay đã ký kết hợp đồng nghiên cứu và phát triển nhà máy hạt nhân nổi cho một số nước, trong đó có Sudan. Và sự xuất hiện của Akademik Lomonosov là minh chứng thuyết phục cho năng lực của Nga trong lĩnh vực kinh doanh mới.
 
Nga mất hơn một thập niên để đóng Akademik Lomonosov, mang theo hai lò phản ứng hạt nhân KLT-40S, tương tự loại dùng trong các tàu phá băng của nước này. Các lò phản ứng sử dụng uranium độ làm giàu thấp, tổng công suất đạt 70 MW mà theo ước tính của Rosatom đủ cung cấp năng lượng cho khoảng 100.000 ngôi nhà. Rosatom còn cam kết Akademik Lomonosov “hầu như không thể bị chìm”, đủ sức chịu đựng những vụ va chạm với băng trôi và không suy chuyển trước áp lực từ sóng thần cao đến 7 m, theo tờ The Moscow Times. Dmitry Alekseyenko, Phó giám đốc xây dựng Akademik Lomonosov, khẳng định: “Chúng tôi đã nghiên cứu cẩn thận thảm họa Fukushima (động đất gây sóng thần vào năm 2011 ở Nhật). Theo kết quả thử nghiệm, một cơn sóng thần xuất phát từ trận động đất 9 độ Richter cũng không thể quật ngã nó”.
 
Tuy nhiên, những khẳng định trên không thể làm dịu đi nỗi lo lắng của nhiều người. Cộng đồng đang sinh sống dọc theo eo biển Bering, bao gồm người dân Alaska, đang vô cùng lo lắng trước nguy cơ nhiễm phóng xạ với sự xuất hiện của nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga. Các tổ chức vận động môi trường như Greenpeace chỉ trích quyết định triển khai Akademik Lomonosov, thậm chí còn báo động nó có thể trở thành thảm họa “Chernobyl nổi”, và “Titanic hạt nhân” trong tương lai. Các nước láng giềng, bao gồm Na Uy, đã vận động thành côngRosatom không nạp nhiên liệu hạt nhân lên Akademik Lomonosov cho đến khi nó được kéo khỏi lãnh hải của họ. Giới chức Nga từ chối công khai chi phí đóng Akademik Lomonosov, nhưng truyền thông trong nước ước tính khoảng 28,5 tỉ rúp (10.153 tỉ đồng).
 
 
Điện Kremlin tuyên bố Nga đang giành chiến thắng trong cuộc chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân tối tân, sau khi Tổng thống Donald Trump khẳng định Washington “đang sở hữu công nghệ tương tự nhưng hiện đại hơn”, theo Reuters ngày 14.8. Tuyên bố của hai cường quốc hạt nhân được đưa ra trong bối cảnh xảy ra sự cố tại bãi thử tên lửa trên địa bàn tỉnh Archangelsk ở phía bắc Nga. Hàm lượng phóng xạ đã tăng vọt lên gấp 16 lần trong vòng 2 giờ rưỡi kể từ vụ nổ, và giới hữu trách đề nghị người dân ở ngôi làng kế cận tạm thời di tản đi nơi khác.
 
 
 
THUỴ MIÊN