23/12/2024

Câu chuyện giáo dục: Có nên cho học sinh ‘chấm điểm’ giáo viên?

Việc một số trường phổ thông lấy ý kiến học sinh (HS) về hoạt động giảng dạy của giáo viên, nhà trường bằng phiếu khảo sát, có cả khung thang điểm đánh giá… không phải là cách làm mới, và đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều vì tính chất ‘lợi bất cập hại’ của nó từ bấy lâu nay.

 

Câu chuyện giáo dục: Có nên cho học sinh ‘chấm điểm’ giáo viên?

Việc một số trường phổ thông lấy ý kiến học sinh (HS) về hoạt động giảng dạy của giáo viên, nhà trường bằng phiếu khảo sát, có cả khung thang điểm đánh giá… không phải là cách làm mới, và đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều vì tính chất ‘lợi bất cập hại’ của nó từ bấy lâu nay.

 
 
 
 

Câu chuyện giáo dục: Có nên cho học sinh 'chấm điểm' giáo viên?

 
 
Tôi nhớ hơn 20 năm trước, một trường dân lập ở Q.Tân Bình, TP.HCM, vì coi người học là “khách hàng”, là thượng đế” nên đã có khảo sát giáo viên từ HS. Sau khi bị HS “chấm điểm” rất thấp, mặc dù là một giáo viên dạy toán dày dạn kinh nghiệm nhưng chỉ tội là cho điểm rất “keo” và cực kỳ khó tính, giáo viên này đã chủ động… “chia tay” với trường vì cảm thấy bị xúc phạm. Nhiều trường phổ thông công lập trước đây cũng có cách làm như thế nhưng “tế nhị” hơn. Song sau một thời gian, vì cảm thấy sự bất ổn của nó nên đã thôi áp dụng.
 
Việc khảo sát sự hài lòng của HS, cho HS “chấm điểm” giáo viên, nhà trường xuất phát từ động cơ tốt, mong giáo viên thấy điểm yếu để giảng dạy tốt hơn, muốn nhà trường hoạt động hiệu quả hơn, và phát huy tính dân chủ trong trường học… Nhưng từ đây cũng hé lộ phần nào sự “bất lực”, việc mất lòng tin, việc “chiếu lệ” hình thức dẫn đến sự thiếu hiệu quả, tệ dĩ hòa vi quý… trong công việc quản lý của các cấp, kiểm tra đánh giá hoạt động của trường, hoạt động của tổ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên. Nếu làm tốt những khâu này thì không cần đến việc khảo sát ý kiến HS nữa.
 
Nhiều hệ quả xấu từ việc cho HS “chấm điểm” giáo viên như: thiếu công bằng, mất chính xác do một số bộ phận HS “cho điểm” theo cảm tính, sự yêu ghét; chưa nói đến việc họ chưa đủ kiến thức để đánh giá. Làm như thế sẽ chạm đến “tự ái nghề nghiệp” của giáo viên, ngầm tạo ra vết nứt trong tâm lý, tình cảm giữa thầy và trò… Nhiều người cho rằng đó là cách làm phản giáo dục.
 
Có nhiều cách cho HS góp ý. Chẳng hạn nhà trường nên có các hộp thư, hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp thăm dò và góp ý tế nhị. Nhiều giáo viên cũng đã rất thẳng thắn lấy ý kiến góp ý trực tiếp từ HS về mình. Làm như vậy dễ giữ được tình cảm thầy trò hơn, mà việc dạy đạt hiệu quả hơn. Xu thế hiện nay, nhiều trường tổ chức đối thoại trực tiếp với HS là cán sự tiêu biểu các lớp, một năm 2 – 3 buổi. Đây là hoạt động rất ý nghĩa, vì nó vừa phát huy được tính dân chủ trong trường học, nhà trường và giáo viên trực tiếp lắng nghe những mong mỏi của các em, vừa tránh được những rạn nứt tình cảm thầy trò không nên có, khác với cách đánh giá khá “lạnh lùng” bằng thang điểm trên giấy qua việc HS… “chấm điểm” giáo viên.
 
 
 
NGỌC TUẤN