Phối hợp chống lại hành vi gây rối trên Biển Đông
Ngày 24.7, Đô đốc nghỉ hưu Scott H.Swift (ảnh), người giữ chức Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) từ tháng 5.2015 – 5.2018, đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên qua email về tình hình Biển Đông.
Phối hợp chống lại hành vi gây rối trên Biển Đông
Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đang thực hiện khảo sát trái phép tại khu vực Phúc Tần – Tư Chính thuộc thềm lục địa VN, giữa tháng 7.2019 Ảnh: Ngư dân cung cấp
|
Giáo sư John Blaxland (Chuyên nghiên cứu an ninh – tình báo quốc tế, Đại học Quốc gia Úc)
Khi xảy ra tranh chấp chủ quyền trên biển, các quốc gia liên quan cần giải quyết bằng cách đưa ra bằng chứng pháp lý, chứ không phải áp dụng vũ lực, ép buộc để đạt mục tiêu. Trong bối cảnh đó, nếu nước nào biến vũ lực và cưỡng bách trở thành công cụ thay vì đối thoại dựa trên luật pháp quốc tế, thì luật pháp quốc tế sẽ bị giảm đi. Lòng tin sẽ sụt giảm nếu sự biện minh và tranh luận của các quốc gia như thế không được vận dụng dựa trên luật pháp và lịch sử.
Cộng đồng quốc tế cần hành động
Tối qua (theo giờ VN), Hội thảo thường niên về Biển Đông lần thứ 9 (ảnh), do Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến minh bạch an ninh hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) tổ chức, đã diễn ra tại Washington D.C (Mỹ). Tham dự hội thảo có hàng chục chuyên gia quốc tế đến từ nhiều nước, nhằm đánh giá các diễn biến, căng thẳng trên Biển Đông và thảo luận, đề xuất giải pháp để đảm bảo an ninh, ổn định cho vùng biển này.