25/12/2024

Mỹ muốn Triều Tiên ‘đóng băng’ sản xuất vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Động thái mới cho thấy Mỹ có thể đang thay đổi từ quan điểm phi hạt nhân hoá hoàn toàn bán đảo Triều Tiên sang chủ trương tiến hành từng bước.

 

Mỹ muốn Triều Tiên ‘đóng băng’ sản xuất vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Động thái mới cho thấy Mỹ có thể đang thay đổi từ quan điểm phi hạt nhân hoá hoàn toàn bán đảo Triều Tiên sang chủ trương tiến hành từng bước.

 
 
 

Cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên /// Reuters

Cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên   Reuters

 

 
Hãng Yonhap ngày 10.7 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus tuyên bố CHDCND Triều Tiên cần loại bỏ hoàn toàn vũ khí huỷ diệt hàng loạt, bắt đầu bằng việc đóng băng hoạt động sản xuất.
 
Phát biểu được đưa ra tại một cuộc họp báo ở Washington trong bối cảnh 2 bên đang nỗ lực tái khởi động các cuộc đàm phán. Giới quan sát cho rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy Mỹ cởi mở về việc tiến hành từng bước về giải giới hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
 
Trước đó, quan điểm của Mỹ là Triều Tiên phải tháo dỡ toàn bộ các cơ sở hạt nhân và tên lửa trước khi các lệnh cấm vận được rút lại.

“Rõ ràng chúng tôi muốn chứng kiến việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Triều Tiên. Như tổng thống đã nói nhiều lần, ông ấy hy vọng ông Kim Jong-un và người dân Triều Tiên sẽ có tương lai tươi sáng hơn”, bà Orgatus phát biểu.

 

“Đó không phải là giải pháp hay là cái kết của một quá trình. Đó là điều mà từ đầu chúng tôi chắc chắn hy vọng sẽ diễn ra. Đó là sự khởi đầu của một quá trình”, bà nói thêm.

Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun đang đến Bỉ và Đức để thảo luận về vấn đề hạt nhân với các quan chức châu Âu cũng như người đồng cấp Hàn Quốc Lee Do-hoon. Bà Orgatus cho hay ông Biegun không có kế hoạch gặp các quan chức Triều Tiên vào dịp này.

Cũng trong ngày 10.7, trang tuyên truyền Meari của Triều Tiên đăng bài xã luận cho rằng cuộc gặp bất ngờ giữa Chủ tịch Kim và Tổng thống Trump tại Bàn Môn Điếm hôm 30.6 cho thấy điều không tưởng có thể xảy ra nếu hai bên tin tưởng lẫn nhau.
 
“Dù quá khức thế nào, nếu chúng ta thực sự tôn trọng và tin tưởng nhau, cùng ý chí mạnh mẽ về việc tạo nên mối quan hệ và lịch sử mới, một sự kiện lịch sử mà trong mơ cũng không thể tưởng tượng vẫn có thể xảy ra”, bài báo viết.
 
“Cảnh tượng lịch sử khi lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ chuẩn bị cho một cuộc gặp ngoại giao chưa từng có, tự do vượt qua giới tuyến và có cuộc gặp dễ chịu cho thấy rõ ràng rằng một lịch sử hoà hợp và hòa bình mới đã bắt đầu tại Bàn Môn Điếm, một nơi có lịch sử lâu năm về sự bất tín nhiệm, hiểu lầm và thù địch”, theo bài xã luận.
 
 
 
KHÁNH AN