08/01/2025

Không ‘ném tiền’ cho lò luyện năng khiếu báo chí

Trong khi thí sinh có nguyện vọng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang lo phát sốt với kỳ thi năng khiếu báo chí, nhiều lò luyện tranh thủ mọc lên, thì viện trưởng Viện Báo chí khẳng định: ‘Không nên bỏ tiền nộp mạng cho các lò luyện’.

 

Không ‘ném tiền’ cho lò luyện năng khiếu báo chí

Trong khi thí sinh có nguyện vọng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang lo phát sốt với kỳ thi năng khiếu báo chí, nhiều lò luyện tranh thủ mọc lên, thì viện trưởng Viện Báo chí khẳng định: ‘Không nên bỏ tiền nộp mạng cho các lò luyện’.
 

 

 

Không ‘ném tiền’ cho lò luyện năng khiếu báo chí - Ảnh 1.

Học trường báo chí và trở thành nhà báo là niềm mơ ước của nhiều sĩ tử trước ngưỡng cửa thi và tuyển sinh ĐH năm 2019 – Ảnh tư liệu

 

Năm 2019, các ngành đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều tuyển sinh theo kết quả thi THPT quốc gia, nhưng riêng ngành báo chí thực hiện theo phương thức tuyển sinh riêng. 

Tại Viện Báo chí, ngành báo chí (với hai chuyên ngành là báo in và ảnh báo chí) sẽ xét tuyển dựa trên kết quả cả kỳ thi THPT quốc gia và môn năng khiếu tương ứng của từng chuyên ngành.

Với phương thức tuyển sinh riêng này, nhiều thí sinh lo “sốt vó” tìm các lò luyện. Nhiều lò luyện cũng tranh thủ mở các lớp năng khiếu báo chí để “giải toả” nỗi lo này của thí sinh. 

Tuy nhiên, PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hằng – viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền – khẳng định việc “luyện tại lò” là hoàn toàn không cần thiết.

“Thí sinh không nên bỏ tiền ‘nộp mạng’ cho các lò luyện năng khiếu báo chí. Sẽ mất tiền, mất thời gian, lại dễ trượt oan”, bà Hằng khẳng định.

Theo PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hằng, để làm tốt bài thi năng khiếu, thí sinh chỉ cần đọc hướng dẫn về cấu trúc đề thi để biết thi gì, yêu cầu của đề thi như thế nào. Ngoài ra, nên tìm mẫu đề thi làm thử. 

Đặc biệt, việc học tốt các môn học Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, đọc báo, nghe đài để cập nhật thông tin thời sự, đồng thời học tư duy và ngôn ngữ báo chí sẽ thuận cho thí sinh khi thi năng khiếu báo chí.

 

Năm 2019, Viện Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ tuyển 240 chỉ tiêu cử nhân với ba ngành Báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện. Trong đó, ngành truyền thông đa phương tiện và truyền thông đại chúng xét tuyển dựa trên kết quả cả kỳ thi THPT quốc gia. 

Ngoài ra, điều kiện xét tuyển chung của Học viện Báo chí và Tuyên truyền với khối ngành báo chí – truyền thông là học sinh tốt nghiệp THPT có kết quả xếp loại học lực trong từng năm từ 6.0 trở lên; hạnh kiểm từng năm xếp loại khá trở lên.

Chỉ tiêu cụ thể các ngành như sau:

Không ‘ném tiền’ cho lò luyện năng khiếu báo chí - Ảnh 2.

 

 

NGỌC HÀ