Những bất ngờ trong chấm thi THPT quốc gia
Hội đồng chấm thi môn văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 bắt đầu làm việc. Một thầy giáo xem là “sát thủ” được phân công chấm vòng 1. Ông làm việc nghiêm túc, chăm chỉ nhưng sau vài bài đầu tiên, hội đồng chấm thi quyết định… thay người!
Những bất ngờ trong chấm thi THPT quốc gia
Giáo viên chấm thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hưng Yên TUỆ NGUYỄN
Giám thị chấm khó quá, phải đổi người !
Bài thi quá bẩn, máy không chấm được !
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, một TS tại TP.HCM có 2,5 điểm môn tiếng Anh. Sau khi phúc khảo, chấm lại bằng máy, số điểm vẫn giữ nguyên. Nhưng khi chấm lại bằng tay, TS này được 10 điểm. Nguyên nhân được giải thích là giấy làm bài của TS ngắn hơn giấy khác khiến máy không nhận được!
Bắt tay gian lận chấm thi
Sở dĩ phải có cuộc họp nhiều Sở như vậy vì thời điểm này, các tỉnh không tự chấm bài thi của TS mà thực hiện chấm chéo giữa các tỉnh với nhau. Sau cuộc họp, một giáo viên cảm thấy bức xúc và gửi thông tin đến báo chí lên tiếng.
Bàn giao cơ sở, thiết bị chấm thi trước ngày 24.6Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia năm 2019 tại một số tỉnh, thành. Ông Trinh có một số lưu ý quan trọng trong kỳ thi năm nay, trong đó có việc chấm thi.
Ông Trinh lưu ý khu vực chấm thi, đặc biệt là chấm thi trắc nghiệm, các sở GD-ĐT cần trang bị toàn bộ cơ sở vật chất theo đúng quy chế cho các trường ĐH chấm thi. Cần chú ý trang bị hệ thống máy tính chấm thi trắc nghiệm phải đảm bảo theo quy định. Việc bàn giao cơ sở vật chất, thiết bị chấm thi trắc nghiệm cho ĐH làm nhiệm vụ chấm thi cần hoàn tất trước ngày 24.6.
Đối với bài thi tự luận, cần cách ly triệt để việc làm phách cũng như phải bốc thăm, phân chia túi chấm ngẫu nhiên, chấm 2 vòng độc lập. Lưu ý chấm kiểm tra ít nhất 5% các bài thi môn ngữ văn, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.
Đối với việc chấm thi trắc nghiệm, đề nghị chuẩn bị cơ sở vật chất, toàn bộ dữ liệu chấm thi trắc nghiệm đến đâu mã hóa đến đó và do các trường ĐH chủ trì. Phải quản lý chặt chẽ khu vực chấm thi, khu vực bảo quản, lưu trữ bài thi.
Ông Trinh cũng lưu ý việc xử lý các tình huống bất thường trong coi thi, chấm thi cần tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản: tuyệt đối không che giấu thông tin từ phòng thi, phải qua cán bộ giám sát thông tin cho trưởng điểm thi/chủ tịch hội đồng thi biết, không vượt quá các quy định của quy chế và đặt quyền lợi của TS lên trên lợi ích của cán bộ coi thi.
|
Nếu điểm thấp hơn chấm thanh tra, giám khảo sẽ phải giải trìnhBà Dương Minh Phượng, Tổ trưởng Tổ văn Trường THPT Trương Định, Tiền Giang, có thâm niên 11 năm chấm thi, chia sẻ: “Trước khi chấm, hội đồng chấm môn văn có buổi họp quán triệt đáp án và tinh thần chấm thi để sao cho có ít sự chênh lệch giữa các giám khảo nhất. Thường các môn khác họp rất nhanh, riêng môn văn luôn lâu nhất, do đặc thù riêng. Chúng tôi phải đưa ra nhiều hướng để có thể chấm vừa bám sát với đáp án vừa linh động. Thông thường mỗi bài thi, một giám khảo sẽ chấm trong khoảng 5 – 7 phút tùy vào bài ngắn hay dài, giám khảo đọc chậm hay nhanh.
Theo bà Phượng, có những bài thi mà 2 giám khảo cho 2 mức điểm khác nhau. Nếu chênh nhau dưới 1 điểm thì 2 giám khảo sẽ tự trao đổi để đưa ra mức điểm phù hợp, nếu chênh nhau trên 1 điểm thì phải có ý kiến của nhóm trưởng, nhóm phó. “Thi thoảng cũng xảy ra tình huống như giám khảo bị thanh tra gọi lên để…
giải trình. Ví dụ thông thường sẽ có 25 – 30% bài thi được chấm thanh tra. Nếu điểm của giám khảo thấp hơn điểm chấm thanh tra, thì để tránh trường hợp thiệt thòi cho TS, giám khảo sẽ phải giải thích vì sao chấm “chặt” như vậy. Có những trường hợp bất thường như mức điểm chênh nhau nhiều quá thì phải đưa ra hội đồng biểu quyết (từ 120 – 130 giám khảo)”, bà Minh Phượng chia sẻ.
Đối với các môn trắc nghiệm, tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết máy móc là quan trọng nhất. Vì thế, khâu chuẩn bị liên quan đến những yếu tố kỹ thuật rất cần thiết. Ông Lưu nhìn nhận: “Phải kiểm tra trước về độ phân giải, vì nếu không đạt tiêu chuẩn thì việc nhận dạng màu sắc sẽ không được trọn vẹn. Quy trình chấm sẽ trải qua 4 phần: quét bài, đọc ảnh, sửa lỗi và chấm sau khi nạp đáp án. Nếu việc quét bài không chuẩn về độ phân giải, màu sắc sai lệch… thì việc đọc ảnh sẽ bị ảnh hưởng”.
Mỹ Quyên
|
ĐĂNG NGUYÊN