12/01/2025

Hậu Shangri-La: Mỹ – Trung khó hàn gắn, tăng áp lực lên châu Á

Tại Đối thoại Shangri-La, sự đối đầu trong quan hệ Mỹ-Trung, những phát ngôn cứng rắn, cho thấy mối quan hệ giữa hai ông lớn khó mà hàn gắn trong thời gian ngắn và tiếp tục gia tăng áp lực lên các nước châu Á.

 

Hậu Shangri-La: Mỹ – Trung khó hàn gắn, tăng áp lực lên châu Á

Tại Đối thoại Shangri-La, sự đối đầu trong quan hệ Mỹ-Trung, những phát ngôn cứng rắn, cho thấy mối quan hệ giữa hai ông lớn khó mà hàn gắn trong thời gian ngắn và tiếp tục gia tăng áp lực lên các nước châu Á.


 

Hậu Shangri-La: Mỹ - Trung khó hàn gắn, tăng áp lực lên châu Á - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen gặp quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan tại Đối thoại Shangri-La – Ảnh: REUTERS

 

Như dự đoán, Đối thoại Shangri-La (SLD) 2019 diễn ra vào cuối tuần qua tại Singapore nóng với chủ đề cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn là một mối lo ngại sâu sắc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong vài tháng qua.

Các mối lo lắng về động thái của chính phủ Mỹ đối với Huawei hoặc khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại G-20 ở Nhật Bản vào tháng 6-2019 là một phần trong bối cảnh lớn hơn về quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. 

“Lo ngại rộng hơn là liệu khu vực này có trở lại chính thời kỳ đối đầu giữa các cường quốc như trong Chiến tranh lạnh hay không” – nhà phân tích Prashanth Parameswaran bình luận trên tờ The Diplomat.

Bài phát biểu tại SLD Thủ tướng Singapore đã kêu gọi Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh để phù hợp với lợi ích của nhau và đảm bảo rằng cạnh tranh ngày càng tăng sẽ không dẫn đến xung đột. 

Theo ông, sự cứng rắn gần đây từ cả hai phía cũng như sự xói mòn niềm tin kéo dài đang đưa cộng đồng quốc tế hướng đến “một thế giới chia rẽ và rắc rối hơn”. 

Năm ngoái, Thủ tướng Singapore đã cảnh báo sự đối đầu Mỹ – Trung sẽ tiếp tục leo thang và các quốc gia Đông Nam Á càng bị buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sau hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cũng nêu ra lo lắng chung về việc căng thẳng thương mại có thể dẫn đến xung đột giữa các nước và khẳng định các thỏa thuận thương mại không chỉ quan trọng đối với kinh tế mà còn cả an ninh, rằng cả Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai đều là kết quả của việc những liên minh buộc các nước phải chọn phe.

Phát biểu trước các lãnh đạo quốc phòng, ông Hen cho rằng việc sử dụng kinh tế như một chiến thuật không có gì sai.

“Nhưng sớm muộn các đường thẳng sẽ ngày càng ít giao nhau. Dù là công nghệ hay thương mại, an ninh, một khi anh đã có hai hay ba nhóm đường thẳng song song và sự chia rẽ giữa chúng trở nên mạnh mẽ, anh sẽ tạo ra xung đột… Nếu ở trên cùng một đường thẳng, dù là có những rào cản giữa chúng ta, chúng ta cũng sẽ suy nghĩ kỹ trước khi ném vào nhau thứ gì” – ông Hen nói.

Hậu Shangri-La: Mỹ - Trung khó hàn gắn, tăng áp lực lên châu Á - Ảnh 2.

Ông Shanahan đối mặt Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Singapore ngày 31-5 – Ảnh: REUTERS

 

Khoảng cách Mỹ – Trung còn lớn 

Tại SLD năm nay, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã gặp nhau, tuy nhiên các tuyên bố khác nhau của họ sau cuộc gặp cho thấy khoảng cách giữa hai bên vẫn rất lớn.

“SLD đã kết thúc, sự chú ý sẽ chuyển sang các sự kiện mang tính bước ngoặt khác có thể hé lộ tính liên tục và thay đổi của quan hệ Mỹ – Trung cả trong và ngoài vấn đề quốc phòng trong suốt phần còn lại của năm 2019 và đến năm 2020” – ông Parameswaran nhận xét. 

Điều đó sẽ bao gồm cuộc gặp tiếp theo giữa ông Trump và ông Tập, hoặc mối quan hệ Mỹ – Trung ở các khu vực cụ thể, như công nghệ 5G hoặc Biển Đông, và các cuộc họp quan trọng tại châu Á và Diễn đàn Tương Sơn của Trung Quốc vào cuối năm nay.

Các vấn đề nội bộ của hai nước cũng đóng vai trò quan trọng như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 có khả năng thay đổi cách tiếp cận của Washington tới châu Á ở một mức độ nào đó.

“Nhưng trong khi các cường quốc chắc chắn có tiếng nói lớn trong các mối quan hệ của mình, các quốc gia khu vực nhỏ hơn khác cũng có tiếng nói quan trọng, hơn là chỉ là con tốt trong cuộc cạnh tranh của những ông lớn” – ông Parameswaran nói.

 

TRẦN PHƯƠNG