11/01/2025

Giao thoa Đông – Tây trong kiến trúc Việt Nam

Du nhập vào VN từ thế kỷ 19 đến nay, kiến trúc châu Âu mà nổi bật là các dòng kiến trúc Hy Lạp, La Mã, Pháp, Ý… được người dân Sài Gòn rất yêu thích bởi tính thẩm mỹ cao.

 

Giao thoa Đông – Tây trong kiến trúc Việt Nam

Du nhập vào VN từ thế kỷ 19 đến nay, kiến trúc châu Âu mà nổi bật là các dòng kiến trúc Hy Lạp, La Mã, Pháp, Ý… được người dân Sài Gòn rất yêu thích bởi tính thẩm mỹ cao.


 
 
 

Tuy nhiên khi du nhập, kiến trúc châu Âu đã có những cải biến, kết hợp với văn hóa, kiến trúc Việt.

“Nhập gia tùy tục”

 
 
KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi
Sinh năm 1960 tại Rome (Ý)
Thành viên Hội Kiến trúc sư Rome (Ý) từ năm 1985
Giám đốc bất động sản Tập đoàn Polo Ralph Lauren
Giám đốc quốc tế Công ty tư vấn DEGW
Thông thạo 6 ngôn ngữ Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc.
Giảng viên thỉnh giảng tại University of Montreal, Ecole des Ponts & des Chaussees – Paris Decartes (Pháp), trường Old Westbury, Manhattan Campusses, Học viện New York Insititute of Technology (Mỹ)…

 

 
Theo KTS Trần Quốc Bảo, giảng viên Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng, khi vào VN, người Pháp đã mang nền kiến trúc của họ vào theo. Các công trình kiến trúc chủ đạo được xây dựng ở Hà Nội, Hải Phòng hay TP.HCM đều mang tinh thần của chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ 19.
 
Không khó để nhận ra, kiến trúc Pháp cổ được thừa hưởng những giá trị tinh hoa nhất của kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã với vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng, thể hiện được giá trị, đẳng cấp bậc nhất của chủ nhân. Trong khoảng thời gian cuối kiến trúc Roman, tiếp biến các giá trị sống của thời đại đó, các dự án, công trình xây dựng theo phong cách kiến trúc tại Pháp đã có nhiều khác biệt như các bức tường dày và trụ cầu giúp cho các mái vòm nổi lên. Và khi được du nhập qua các nền văn minh khác nhau, kiến trúc cổ điển Pháp (kết tinh từ các giá trị kiến trúc Hy Lạp – La Mã) đều được điều chỉnh để kết hợp hài hòa với môi trường, văn hóa sống tại địa phương. Nói cách khác, kiến trúc châu Âu đã có sự thay đổi theo hướng “nhập gia tùy tục” để phù hợp với văn hóa của người VN.
 
“Ban đầu người Pháp đã bê nguyên xi kiến trúc của họ qua VN. Tuy nhiên do khác về khí hậu, cảnh quan, văn hoá nên kiến trúc này có sự biến đổi. Ví dụ như hiên rộng, làm ban công, lô gia, cửa rộng hơn để thích nghi với khí hậu nóng của VN. Hay việc sử dụng mái ngói ở bên ngoài. Bên cạnh đó, cảnh quan, văn hóa của người Việt cũng có sự khác biệt nên kiến trúc này cũng được thay đổi ở các công trình cho phù hợp, thậm chí tìm cách hoà nhập kiến trúc của châu Âu nguyên gốc. Đỉnh điểm của nó là kiến trúc Đông Dương với sự kết hợp đầy đủ giữa kiến trúc Pháp với khí hậu, cảnh quan văn hóa VN”, KTS Quốc Bảo phân tích.
 
Sự hình thành một phong cách mới, kết hợp thành tựu công nghệ và văn hóa châu Âu với truyền thống văn hóa và kiến trúc bản địa là xu hướng tất yếu. KTS Trần Tuấn đưa ra dẫn chứng cụ thể về sự kết hợp kiến trúc châu Âu vào văn hóa Đông phương là bảo tàng trong Thảo Cầm Viên ở Q.1, TP.HCM. Về mặt không gian, công năng của nó là bảo tàng Pháp với đầy đủ các tiện ích của một bảo tàng. Tuy nhiên nhìn bên ngoài, công trình đã có sự biến tấu vào văn hóa Đông phương như kết hợp bộ mái ngói, mở cửa kiểu Việt lấy ánh sáng và gió tự nhiên, trang trí kiểu VN. Toà nhà cũng được xây dựng trong một không gian đầy cây xanh của người VN.

Giao thoa Đông – Tây

Trụ sở UBND TP.HCM là một trong số các công trình cổ, là điểm đến của du khách trong và ngoài nước

Trụ sở UBND TP.HCM là một trong số các công trình cổ, là điểm đến của du khách trong và ngoài nước   ẢNH: ĐỘC LẬP

Khi nền văn minh châu Âu du nhập vào VN, các bậc thầy KTS đã lấy cảm hứng từ những ngôi nhà VN và kết hợp với kiến trúc châu Âu để cho ra đời phong cách kiến trúc Đông Dương. Cấu trúc các công trình trong thời kỳ này vừa mang nét phóng khoáng phương Tây, vừa thích nghi với khí hậu Việt nhờ hiên nhà hay mái vươn dài. Tòa nhà Bitexco ở Q.1, TP.HCM là minh chứng cho lối kiến trúc giao thoa này. Bitexco được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại châu Âu nhưng được pha trộn với văn h VN khi mô phỏng theo hình một đóa hoa sen.

Th.S-KTS Ôn Ngọc Yến Nhi cho rằng, các nước châu Âu hiện vẫn trong quá trình phục dựng kiến trúc cổ điển thành công vào các công trình. Trong đó kiến trúc Hy Lạp – La Mã được tái hiện lại nhiều nhất. Tại VN, các công trình kiến trúc tân cổ điển do các KTS người Pháp thiết kế tại TP.HCM đã kết hợp với một số phong cách khác như Phục Hưng, Baroque hay chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ 17 – 18… Khi pha trộn với các phong cách khác, các công trình mới vẫn rất hài hòa và có giá trị thẩm mỹ, ứng dụng cao.
 
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập, những xu hướng, phong cách kiến trúc có mặt trên thế giới đều được các KTS VN thử nghiệm, nhất là ở những khu vực năng động như TP.HCM. Các công trình kiến trúc mang phong cách tân cổ điển tại TP.HCM thường rất khó để phân biệt rạch ròi bởi được biến tấu theo từng sở thích, năng lực của nhà thiết kế mà không theo một quy tắc nào. Trong các công trình mang phong cách tân cổ điển, nhất là dạng công trình nhà ở, ngoài sự ảnh hưởng của nền kiến trúc Hy Lạp – La Mã, còn có sự pha trộn của các nền kiến trúc khác.
 
Điển hình như dự án “thành Rome Sài Gòn” Rome by Diamond Lotus đang được triển khai tại Thủ Thiêm, Q.2, TP.HCM do Phuc Khang Corporation làm chủ đầu tư, DKRA Vietnam tư vấn tiếp thị và phân phối. Dự án được thổi hồn di sản thành Rome nổi tiếng của nhân loại bởi bậc thầy kiến trúc Aldo G.Zoli Lo Prinzi – thành viên Hiệp hội Kiến trúc sư Rome, cố vấn kiến trúc cấp cao của Phuc Khang Corporation. Chọn lọc và thừa hưởng các giá trị đỉnh cao của kiến trúc La Mã, tuy nhiên, trên bán đảo Đông Sài Gòn, Rome vẫn dung hòa những yếu tố mới để đáp ứng tối đa nhu cầu cuộc sống thượng lưu của cư dân. Thiết kế bên ngoài dự án gây ấn tượng bởi hàng cột La Mã uy nghi, mang đến ấn tượng chắc chắn, vững chãi cho kiến trúc của toà nhà. Bên cạnh đó, công trình được kết hợp thêm như nhôm, kính… nhằm dung hoà tính cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, thành Rome Sài Gòn sẽ mang đến một “resort 5 sao tại gia” với hàng loạt tiện ích trên không tại tầng 6 tòa nhà gồm hồ bơi khoáng mặn vô cực tràn bờ 1.100 m2, vườn La Mã 3.000 m2 cùng business lounge, khu gym – sauna – spa, restaurant – café, khu vui chơi thiếu nhi, tiểu cảnh vườn treo… Theo KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi, “Suy cho cùng, mục đích của kiến trúc là để làm gì nếu không thể phục vụ cho nhân loại và mang đến niềm hạnh phúc trong cuộc sống?”.
 
 
NGUYỄN ĐÌNH