Trị bệnh sụt lún cho ĐBSCL
Tìm giải phảp giảm sụt lún cho ĐBSCL cũng giống như tìm cách để trị một căn bệnh. Nếu không khéo sẽ giống như “uống thuốc giảm đau” sẽ vừa tốn tiền mà lại đẻ ra nhiều chuyện khác.
Trị bệnh sụt lún cho ĐBSCL
Cần thận trọng với các ý tưởng “cứu” ĐBSCL ĐÌNH TUYỂN
Chuyên gia sinh thái học về ĐBSCL, ThS Nguyễn Hữu Thiện, chia sẻ với Thanh Niên những vấn đề căn cơ để kéo dài “tuổi thọ” vựa lúa, cá, tôm, cây ăn trái… của Việt Nam và thế giới với gần 20 triệu dân đang sinh sống này.
Công trình cấp nước ngọt sinh hoạt quy mô nhỏ thay dự án ngăn mặn
Vấn đề chính về lâu dài vẫn là việc phục hồi nước sông ngòi để có thể sử dụng được. Muốn phục hồi sông ngòi thì có 2 chuyện. Một là phải phục hồi khả năng tự làm sạch của sông ngòi, tức là sông ngòi phải được chảy thông thoáng. Hai là phải giảm lượng ô nhiễm từ nguồn sinh hoạt, công nghiệp, thuỷ sản thâm canh, và nhất là lượng phân bón thuốc trừ sâu từ nền nông nghiệp thâm canh.
Một số ý tưởng làm gia tăng rủi ro
Khai thác nước ngầm phục vụ cho sản xuất sẽ đẩy nhanh nguy cơ sụt lún CTV |
Cần cẩn thận với các ý tưởng bơm nước ngọt hay nước biển xuống để bổ sung nước ngầm. Lưu ý rằng sự biến dạng lỗ rỗng của đất có thể là vĩnh viễn rồi, tầng nước ngầm đã bị mất vĩnh viễn khả năng chứa nước rồi, bổ sung nước vào cũng không được. Khi bổ sung nước một cách nhân tạo như vậy thì cần rất nhiều năng lượng để nước xuống và việc này cũng rất chậm, nước ngầm phân bổ len lỏi, đâu có chảy ầm ầm như sông ngòi trên mặt đất mà nhanh được. Hơn nữa, dùng nước ô nhiễm hay nước mặn mà bổ sung vào nước ngầm thì coi như tiêu diệt đồng bằng sớm hơn. Khi nước sông ngòi ô nhiễm như thế mà hủy hoại luôn nước ngầm thì bít mọi ngã đường sống. Nếu xử lý nước cho sạch để bổ sung vào nước ngầm thì chi phí rất đắt, mà khi đã xử lý sạch được thì cấp nước cho dân sử dụng luôn để giảm sử dụng nước ngầm chứ bơm xuống làm chi cho đắt đỏ.
Chuyện thứ ba là các công trình ngăn mặn trữ ngọt vì mục đích nông nghiệp không thể cung cấp nước cho sinh hoạt được. Không nên gắn thêm chức năng này cho các công trình ngọt hóa vì sản xuất nông nghiệp. Vì các công trình ngăn mặn vì mục đích nông nghiệp thì luôn tích tụ phân bón thuốc trừ sâu và càc chất ô nhiễm khác và bùng phát lục bình bên trong. Nước không thể dùng cho sinh hoạt được. Nếu muốn làm công trình trữ ngọt cho sinh hoạt thì làm riêng cho mục đích đó, không gắn với nông nghiệp, để không tiếp nhận ô nhiễm.
Chuyện biến mất của đồng bằng đang lớn dần
Nếu vẫn tiếp tục khai thác nước ngầm thì trước sau gì chúng ta cũng sẽ đối mặt với tình trạng không còn nước ngầm nữa vì hiện nay mực nước ngầm đang sụt giảm rất nhanh. Ở một số nơi như Vĩnh Châu, Sóc Trăng, bơm điện cũng đã khó lấy nước rồi. Ngoài chuyện biến mất đồng bằng về lâu dài thì vấn đề sẽ lớn dần đó là vấn đề gia tăng ngập, nhất là các vùng đô thị mỗi khi có triều cường trong thời gian tới đây.
Còn vấn đề ngập đô thị còn do một nguyên nhân khác nữa đó là gần như toàn bộ diện tích vườn cây và đồng lúa ở vùng giữa ĐBSCL từ Quốc lộ 1 ra tới biển, từ Hậu Giang, qua Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang đều đã có đê bao khép kín. Những khi nước cao do nước lũ đụng với đợt triều cường, nước chỉ chảy trong lòng những lòng sông rạch, không vào ruộng vườn, tức là sông rạch bị mất “không gian cho dòng sông” (room for river) nên nó dâng cao trong lòng sông và tìm chỗ nào hở để vào. Những chỗ hở đó chính là các lộ giao thông và các thành phố, tạo nên bức tranh tương phản là đô thị thì lõm bõm trong nước trong khi ruộng vườn khô ráo.
|
CHÍ NHÂN