03/01/2025

Xuất khẩu kỷ lục, xi măng bị áp dụng biện pháp tự vệ

Năm 2018 và những tháng đầu năm nay xuất khẩu xi măng của Việt Nam tăng mạnh. Tăng xuất khẩu xi măng là đi ngược xu hướng thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Việt Nam cũng đang bị Philippines áp dụng biện pháp tự vệ.

 

Xuất khẩu kỷ lục, xi măng bị áp dụng biện pháp tự vệ

Năm 2018 và những tháng đầu năm nay xuất khẩu xi măng của Việt Nam tăng mạnh. Tăng xuất khẩu xi măng là đi ngược xu hướng thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Việt Nam cũng đang bị Philippines áp dụng biện pháp tự vệ. 
 
 
 

Xuất khẩu kỷ lục nhưng không phải là điều đáng mừng /// Ngọc Thắng

Xuất khẩu kỷ lục nhưng không phải là điều đáng mừng  NGỌC THẮNG

 

Xuất cho Trung Quốc nhiều nhất, giá rẻ nhất

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, năm 2018 ngành xi măng sản xuất khoảng 99 triệu tấn, tiêu thụ trong nước khoảng 65 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2017. Đặc biệt xuất khẩu đạt gần 32 triệu tấn, tăng tới 55% so với năm 2017, giá trị vượt 1 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Lượng tồn kho sản phẩm xi măng cả nước trong năm 2018 chỉ còn khoảng 1,7 triệu tấn tương đương từ 10 – 12 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker. Giá xuất khẩu xi măng năm 2018 trong khoảng 50 USD/tấn và clinker từ 38 – 42 USD (giá xuất khẩu clinker tăng khoảng 10 USD/tấn so với năm 2016).
 

Hai tháng đầu năm nay Việt Nam tiếp tục xuất khẩu khoảng 5,4 triệu tấn, trị giá 228 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và gần 30% trị giá so với cùng kỳ năm trước.

 
Xét theo thị trường, Trung Quốc là nước nhập khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam với khối lượng trong năm qua khoảng 8 triệu tấn, tương đương khoảng ¼ lượng xi măng xuất khẩu của Việt Nam. Ước tính trong năm 2018, Trung Quốc tăng nhập từ 5 – 6 triệu tấn xi măng của Việt Nam. Bangladesh nhập khoảng 6 triệu tấn, đứng thứ hai, với 5,5 triệu tấn Philippines đứng thứ 3 và cũng là nhà nhập khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
 
Trước đây, Trung Quốc là nước xuất khẩu xi măng đứng đầu thế giới. Nhưng hiện Chính phủ nước này cấm tăng sản lượng xi măng nhằm hạn chế tình trạng dư cung và giảm tác động môi trường. Quyết định của Chính phủ Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 12.2.2018, chỉ cho phép những dự án thực sự cần thiết nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tổng sản lượng chỉ giảm, chứ không tăng. Năm 2017, tổng sản lượng xi măng của Trung Quốc giảm 0,2% so với năm trước đó, xuống còn 2,32 tỉ tấn. Mục tiêu đến năm 2020 giảm đến 1/10 tổng sản lượng, tương đương sản lượng sẽ giảm 393 triệu tấn. Giảm sản xuất, để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước, Trung Quốc tăng nhập khẩu xi măng, đó là lí do xuất khẩu xi măng của Việt Nam vào thị trường này tăng mạnh từ năm ngoái. 
 
Đáng nói, chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất nhưng giá xuất khẩu xi măng Việt Nam sang Trung Quốc lại rẻ nhất. Theo thống kê, giá mỗi tấn xi măng xuất khẩu sang Campuchia khoảng 51,6 USD/tấn, Philippines là 46,4 USD, còn Trung Quốc chỉ có 36,3 USD.
 
 
Xuất khẩu kỷ lục, xi măng bị áp dụng biện pháp tự vệ - ảnh 2

Giá xuất khẩu xi măng tăng nhẹ, nhưng còn khoảng cách lớn với thế giới và khu vực  NGỌC THẮNG

Bị áp thuế tự vệ 4 USD/tấn

Một trong những lý do quan trọng giúp xuất khẩu xi măng Việt Nam đạt kỷ lục trong năm qua nhờ việc nới lỏng các chính sách thuế để tăng xuất khẩu, giảm tồn kho. Chính vì vậy, giá xi măng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế giới và cả các nước trong khu vực, khoảng 30 – 50%.

Đầu năm 2019, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) thông báo về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu vào nước này. Kết quả điều tra giai đoạn 2014 – 2017 cho thấy lượng xi măng nhập khẩu vào nước này tăng đột biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước. Trong giai đoạn trên, Việt Nam là nước có lượng xuất khẩu và thị phần xuất khẩu lớn nhất. DTI quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 210 peso/tấn, tương đương khoảng 4 USD/tấn.

Theo các chuyên gia kinh tế và môi trường, xi măng là ngành thâm dụng tài nguyên, tiêu tốn nhiều năng lượng và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường cao. Đối với ngành xi măng của Việt Nam, TS Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) được báo Điện tử Chính phủ dẫn lời, nói: Bất cập lớn nhất của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam là năng suất lao động thấp, nhiều dây chuyền công suất nhỏ, trình độ công nghệ không tiên tiến, giá thành chi phí sản xuất cao và những yếu tố liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
 
Các chuyên gia đánh giá, việc Việt Nam đang ồ ạt tăng sản lượng và tăng xuất khẩu xi măng là bán rẻ tài nguyên, đi ngược với xu thế của thế giới.
 
 
CHÍ NHÂN