Pakistan, Ấn Độ tranh cãi về bằng chứng diệt khủng bố
Căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu hạt nhân vẫn tiếp diễn sau các vụ không chiến và giao tranh tại khu vực Kashmir tranh chấp.
Pakistan, Ấn Độ tranh cãi về bằng chứng diệt khủng bố
Căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu hạt nhân vẫn tiếp diễn sau các vụ không chiến và giao tranh tại khu vực Kashmir tranh chấp.
Binh sĩ Pakistan bảo vệ khu vực tại Balakot bị máy bay Ấn Độ ném bom ẢNH: REUTERS
Trước đó, Ấn Độ hôm 26.2 triển khai máy bay tiến hành ném bom tại Balakot vào những địa điểm được cho là cơ sở của nhóm cực đoan Jaish-e-Mohammed (JeM). Đây là tổ chức nhận trách nhiệm vụ đánh bom tự sát tại vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát hôm 14.2 khiến 40 nhân viên an ninh thiệt mạng. Sau cuộc không kích, Pakistan cũng điều động máy bay trả đũa, dẫn đến cuộc không chiến ngày 27.2 khiến ít nhất 2 tiêm kích Ấn Độ và 1 tiêm kích Pakistan bị rơi, dù hai bên chưa chính thức xác nhận. Đáp lại tuyên bố nói trên của Ngoại trưởng Qureshi, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley ngày 3.3 khẳng định nước này sẽ không tiết lộ chi tiết chiến dịch tiêu diệt nhóm JeM. Đến nay, giới chức Ấn Độ luôn khẳng định vụ không kích trên lãnh thổ Pakistan không phải là “tấn công” mà chỉ là “hành động tự vệ” nhằm tiêu diệt khủng bố, theo tờ Dawn.
Cũng trong hôm qua, khu vực Đường kiểm soát (LoC) – ranh giới tạm thời giữa hai nước tại khu vực tranh chấp Kashmir – tạm im tiếng súng sau 2 ngày giao tranh khiến ít nhất 7 người phía Pakistan và 4 người phía Ấn Độ thiệt mạng. “Phần lớn LoC tạm yên tĩnh nhưng không biết khi nào giao tranh lại bùng phát”, Reuters dẫn lời một quan chức Pakistan nói. Hiện không khí tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát vẫn rất căng thẳng khi lực lượng an ninh tiếp tục truy quét các phần tử cực đoan. Các cuộc đọ súng khiến ít nhất 5 nhân viên an ninh thiệt mạng và 2 tay súng bị tiêu diệt. Mặt khác, theo tờ Dawn, giới chức Pakistan cho phép hoạt động lại một phần sân bay quốc tế Allama Iqbal ở TP.Lahore. Trước đó, các sân bay ở Karachi, Quetta, Peshawar và thủ đô Islamabad cũng hoạt động lại một phần từ ngày 1.3, sau khi Pakistan đóng cửa toàn bộ không phận từ ngày 27.2 khiến hơn 400 chuyến bay và 25.000 hành khách bị ảnh hưởng.