Thi THPT quốc gia ‘rủi ro kinh khủng’!
Dù đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia như thế nào cũng phải trả lời được câu hỏi về việc có tăng được chất lượng và giảm tiêu cực cũng như chi phí cho kỳ thi này hay không.
Thi THPT quốc gia ‘rủi ro kinh khủng’!
Dù đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia như thế nào cũng phải trả lời được câu hỏi về việc có tăng được chất lượng và giảm tiêu cực cũng như chi phí cho kỳ thi này hay không.Nhiều ý kiến đề nghị xem lại kỳ thi THPT quốc gia “2 trong 1” hiện nay vì có nhiều kẽ hở để lợi dụng gây ra tiêu cực ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Mỗi lần nghĩ đến thi lại… “lên một cơn đau tim”
“Tôi hoàn toàn đồng tình với nhận xét là phân quyền quản lý trong kỳ thi hiện nay không hợp lý. Tôi thấy cách thi này chứa đựng rất nhiều rủi ro. Bộ thì lo các sở làm thế nào, tôi làm giám đốc sở thì tôi lại lo không biết các điểm thi trên địa bàn mình làm thế nào. Tiềm ẩn rủi ro rất cao. Bộ thì lo những điểm thi ở cách xa trung tâm, ở Tây Bắc, Tây nguyên… Tôi thì lo những điểm thi cách sở 50 – 70 km, không biết đêm hôm thế nào, từ bảo quản đề, bảo quản bài như thế nào…, mỗi lần như thế lại… “lên một cơn đau tim” vì nó quá nhiều nguy hiểm. Tiềm ẩn rủi ro kinh khủng. Mỗi lần Bộ cải tiến để làm kỳ thi tốt hơn thì dưới Sở GD-ĐT như tôi lại cứ phải lo rất nhiều việc khác kèm theo”, ông Trần Trung Dũng nói.
Chi nhiều tỉ đồng để gần 100% tốt nghiệp !
![]() Nhiều ý kiến đề nghị xem lại kỳ thi THPT quốc gia hiện nay vì có nhiều kẽ hở để lợi dụng gây ra tiêu cực ẢNH: NGỌC DƯƠNG |
7 lần cải cách thi THPT vẫn chưa giảm được áp lực và chi phí
Từ năm 1975 – 2018, giáo dục VN đã trải qua 7 lần cải tiến lớn về đánh giá và công nhận tốt nghiệp THPT.
Năm 1975, thi tốt nghiệp THPT gồm 6 môn, trong đó có môn chính trị.
Trước năm 2000, thi tốt nghiệp THPT gồm 4 môn: 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn lựa chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý được công bố vào cuối tháng 3 hằng năm.
Giai đoạn 2000 – 2005, thi 6 môn tốt nghiệp THPT (dạng thức thi tự luận).
Năm 2006 thi 6 môn tốt nghiệp THPT, riêng ngoại ngữ thi trắc nghiệm.
Từ năm 2007 – 2013 thi tốt nghiệp THPT giữ nguyên 6 môn, dạng thức thi trắc nghiệm khách quan sử dụng cho các môn vật lý, hoá học, sinh học, ngoại ngữ; còn lại là tự luận.
Năm 2014 – 2016 thi THPT quốc gia đã giảm xuống còn 4 môn (2 môn bắt buộc ngữ văn và toán) và 2 môn tự chọn (hoá học, vật lý, địa lý, lịch sử, sinh học, ngoại ngữ). Thi trắc nghiệm khách quan với ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học và thi tự luận với toán, ngữ văn, lịch sử và địa lý.
Năm 2015, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và môn tự chọn trong các môn (lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học). Lần đầu tiên Bộ quyết định sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh.
Năm 2017 – 2018 đến nay, thi tốt nghiệp THPT gồm 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và 1 bài thi tổ hợp tự chọn (tổ hợp về lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc tổ hợp về lĩnh vực khoa học xã hội). Các đề thi đều sử dụng dạng trắc nghiệm khách quan, riêng ngữ văn là tự luận.
Đề tài nghiên cứu đánh giá sau 7 lần cải tiến, các kỳ thi tốt nghiệp THPT này vẫn chưa thay đổi được những căng thẳng và lo âu cho nhiều tầng lớp trong xã hội và các cơ quan công quyền liên quan với những áp lực lớn, chi phí công cao và những chi phí lớn của các gia đình có con em dự thi. Kỳ thi THPT năm 2017, 2018 vẫn là một kỳ thi đòi hỏi sự huy động cùng lúc nhiều nguồn lực phục vụ cho một kỳ thi chung toàn quốc và chưa đảm bảo loại bỏ được một vài yếu tố tiêu cực can thiệp vào kết quả thi.
|
Báo chí không được tham dự phiên giải trình về gian lận thi cử
Liên quan tới vụ gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, chiều 23.4, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với Bộ GD-ĐT và Bộ Công an. Mặc dù đại diện Uỷ ban khẳng định đây là buổi làm việc bình thường nhưng các cơ quan truyền thông không được tham dự.
Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử của Văn phòng Quốc hội, tại phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đánh giá vụ gian lận thi cử tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 là vấn đề dư luận xã hội rất quan tâm và đây cũng là nội dung quan trọng liên quan tới thế hệ tương lai của đất nước. Công tác thi cử, chọn lọc đúng đắn sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Do vậy, ông Bình mong muốn tại phiên làm việc, đại diện bộ ngành, các đại biểu tham dự sẽ thảo luận và thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần xử lý trước mắt và trong chiến lược lâu dài đối với kỳ thi THPT quốc gia nước ta hiện nay nhằm bảo đảm nghiêm túc, công bằng.
(Lê Hiệp)
|
TUỆ NGUYỄN