28/11/2024

Việt Nam đã hội nhập thành công nhưng vẫn còn nhiều tiếc nuối…

Với 11 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được thực thi và một số FTA đang được đàm phán, Việt Nam đã thành công trong quá trình trình hội nhập, chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tiếc nuối.

 

Việt Nam đã hội nhập thành công nhưng vẫn còn nhiều tiếc nuối…

Với 11 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được thực thi và một số FTA đang được đàm phán, Việt Nam đã thành công trong quá trình trình hội nhập, chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tiếc nuối.


 

Tiểu biểu nhất là Việt Nam đã giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị xã hội, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, thu hút thêm nguồn lực bên ngoài cùng với nội lực trong nước tạo nên động lực phát triển quốc gia mạnh mẽ đạt nhiều thành tựu to lớn. 

Ngoài ra, Việt Nam đã mở rộng quan hệ, nâng cấp quan hệ đối tác với nhiều quốc gia, tổ chức thành công các sự kiện tầm khu vực, toàn cầu như APEC 2017, WEF-ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 (tháng 2-2019)… .

“Các nước chúng tôi đi thăm đều rất ủng hộ Việt Nam trong quá trình mở cửa hội nhập. Việt Nam đang cố gắng khai các FTA đã ký kết và đây là nền tảng cơ sở quan trọng để hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam tiếp cận với các thị trường đối tác. Đến nay, 71 nước công nhận Việt Nam là đất nước nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp Việt Nam nhất trí cao và nhận thức rõ hội nhập gắn với với quá trình đổi mới, phát triển đất nước…”, Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, Việt Nam cũng cần nhìn thẳng vào những yếu kém, thua thiệt để rút kinh nghiệm sâu sắc, có cách làm tốt hơn. Hội nhập kinh tế ngày càng phổ biến nguyên tắc lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm cơ sở trong khi tư duy của chúng ta chưa đủ nhạy bén để theo kịp xu hướng này.

Vị thế địa chính trị chiến lược của Việt Nam cũng chưa được khai thác tối đa và cách tiếp cận vấn đề này cũng chưa đủ tự tin, quyết định, nhất là tính kịp thời. 

Sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương chưa cao, cũng trở thành điểm yếu, kẻ hở thua thiệt trong các tranh chấp quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh môi trường thế biến động phức tạp, hội nhập đi sâu vào từng cấp, từng ngành các địa phương cần phải tích cực hơn nữa.

Cũng theo Thủ tướng, việc theo dõi triển khai đôn đốc thực thi các FTA đã ký còn hạn chế, ký nhiều nhưng thực hiện còn ít, hiệu quả triển khai kết quả thoả thuận cũng hạn chế. 

“Trong bối cảnh mới, thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều thách thức ở các cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Bản thân nội tại nền kinh tế Việt Nam còn hạn chế trong khi độ mở kinh tế còn rất cao, hơn 200% GDP, hội nhập quốc tế ngày sâu rộng, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ mới… thay đổi nhận thức là một thách thức lớn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia lưu ý tình hình chung, không được chủ quan với kết quả đạt được, cần tập trung theo sát để có đối sách, chính sách phù hợp hơn, kịp thời hơn. Từng hiệp hội, ngành nghề phải có tư duy đổi mới và có chính sách cụ thể theo kịp diễn biến chung.

 

N.BÌNH