Tìm kiếm chốn định cư trên vũ trụ
Nhật Bản đang tăng cường hợp tác với Ấn Độ và châu Âu hướng tới mục tiêu tìm kiếm hành tinh có thể làm nơi cư trú mới cho con người.
Tìm kiếm chốn định cư trên vũ trụ
Mô hình thiết bị thám hiểm mặt trăng SLIM của Nhật ẢNH: JAXA
Mới đây, tàu thăm dò Hayabusa 2 của Nhật đáp thành công xuống bề mặt thiên thạch Ryugu cách trái đất hơn 300 triệu km để thu thập mẫu vật phục vụ nghiên cứu về sự hình thành sự sống và hệ Mặt trời.
“Việc so sánh trái đất với sao Thuỷ, hành tinh không phù hợp để sinh tồn, nhiều khả năng giúp chúng ta hiểu được những yếu tố căn bản giúp hình thành sự sống”, theo Phó giáo sư Go Murakami tại JAXA. Trong đó, các nhà khoa học sẽ quan sát từ trường yếu của sao Thủy để xem từ trường mạnh bao nhiêu thì cần thiết cho sự sống tồn tại. “Nếu xác định được những điều kiện tiên quyết ban đầu, chúng ta cũng sẽ biết nên chuẩn bị gì cho nhân loại khi lên vũ trụ sinh sống trong tương lai”, theo Giáo sư Ichiro Yoshikawa tại Đại học Tokyo.
Nằm trên giường 60 ngày kiếm 19.000 USDCơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang tuyển 24 ứng viên từ 24 – 55 tuổi và nói được tiếng Đức chỉ để… không rời khỏi giường trong 2 tháng với thù lao 19.000 USD (440 triệu đồng). Hãng tin UPI dẫn thông báo từ NASA cho hay công việc bao gồm nằm trên giường xem phim, ăn uống hoặc đọc sách… trong cuộc thử nghiệm tại Trung tâm vũ trụ Đức ở TP.Cologne từ tháng 9 – 12.2019. Đây là một phần trong cuộc nghiên cứu tác động của chuyến bay dài trong vũ trụ đối với cơ thể phi hành gia nhằm chuẩn bị cho khả năng “di cư” đến hành tinh khác trong tương lai. Nghỉ ngơi trên giường giúp mô phỏng tình trạng này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ phát triển kỹ thuật giảm tác động tiêu cực của tình trạng không trọng lực kéo dài đối với phi hành gia.
Huỳnh Thiềm
|
KHÁNH AN