5 cách để đảm bảo bạn không chết trong khi ngủ
5 cách để đảm bảo bạn không chết trong khi ngủ
Người hâm mộ điện ảnh khắp nơi đều bàng hoàng trước cái chết mới đây của nam diễn viên Mỹ Ray Liotta (nổi tiếng với phim Goodfellas), người được cho là đã qua đời trong giấc ngủ vào ngày 26.5 ở tuổi 67.
Điều này xảy ra vài tháng sau khi diễn viên hài nổi tiếng người Mỹ Bob Saget, 65 tuổi, chết vì vết thương ở đầu khi đang ngủ.
Mặc dù sự ra đi trong khi ngủ có vẻ yên bình và thích hợp với nhiều người, nhưng khi nó xảy ra với những người ở độ tuổi 60 (tương đối trẻ hiện nay), nó có vẻ đáng sợ.
Mặc dù chưa biết nguyên nhân tử vong của diễn viên Liotta nhưng các chuyên gia cho biết 90% trường hợp tử vong đột ngột, bất ngờ vào ban đêm là do tim ngừng đập. Đây là cách để tránh điều đó, nếu có thể.
1. Hãy cảnh giác về thuốc
Những người bị bệnh tim và phổi và dùng thuốc ảnh hưởng đến não (bao gồm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc giảm đau) có nguy cơ tử vong cao nhất trong khi ngủ, tiến sĩ Sumeet Chugh, giám đốc y tế của Trung tâm Nhịp tim Cedars-Sinai, nói với Wall Street Journal gần đây, theo Eat This, Not That!
Ông Chugh khuyên những người trong nhóm đó nên nói chuyện với bác sĩ của họ về việc giảm thiểu rủi ro.
“Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn một lần nữa và nói, ‘Nghe này, tôi có cần thêm thuốc an thần này không? Có lẽ tôi có thể cố gắng kiểm soát với một thay vì hai'”, ông Chugh lưu ý.
Ngay cả khi điều đó không áp dụng cho bạn, việc nhận thức được khả năng tương tác giữa các loại thuốc, chưa kể đến rượu và các chất khác, ngày càng quan trọng khi bạn già đi.
2. Nhận biết các triệu chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) khiến mọi người ngừng thở trong thời gian ngủ do các mô mềm bị sụp xuống đường thở.
Cơ thể thức dậy nhẹ để quá trình thở có thể trở lại, lặp lại quá trình này vài lần trong đêm.
Ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ngừng tim đột ngột.
Tình trạng này có thể điều trị được, nhưng các chuyên gia cho biết 80 đến 90% những người bị ngưng thở khi ngủ không được chẩn đoán. Triệu chứng chính: Ngáy. Nếu bạn bị mạn tính, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
3. Đừng bỏ qua cơn đau ngực
Nếu bạn cảm thấy khó chịu, áp lực, căng hoặc ép ở vùng ngực dù chỉ là nhẹ; đau ở cổ, hàm, lưng hoặc vai; khó thở; hoặc choáng váng, đó có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim SHUTTERSTOCK |
Đau ngực không giống như đau đầu hay nôn nao, và việc cố gắng “ngủ cho bớt” có thể là một sai lầm chết người.
Các chuyên gia nói rằng nếu bạn cảm thấy khó chịu, áp lực, căng hoặc ép ở vùng ngực dù chỉ là nhẹ; đau ở cổ, hàm, lưng hoặc vai; khó thở; hoặc choáng váng, đó có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Gọi cấp cứu ngay lập tức.
4. Cảnh giác về sức khỏe tim mạch
Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn cập nhật thông tin về sức khỏe tim mạch của mình. Nhiều vấn đề về tim hoặc dấu hiệu của bệnh tim có thể được xác định bằng điện tâm đồ định kỳ.
Quanh năm, bạn nên thực hành các thói quen có lợi cho tim – ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh thuốc lá và chỉ uống rượu ở mức độ vừa phải.
5. Giấc ngủ không đủ chất lượng
Ngủ không đủ chất lượng thường xuyên có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, từ béo phì, tiểu đường đến sa sút trí tuệ và bệnh tim
SHUTTERSTOCK |
Ngủ không đủ chất lượng thường xuyên có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, từ béo phì, tiểu đường đến sa sút trí tuệ và bệnh tim.
Tháng 5.2022, các nhà khoa học cho biết họ đã xác định được thời lượng ngủ lý tưởng cho những người ở độ tuổi trung niên và già: Bảy giờ một đêm. Ngủ ít hơn sáu giờ có liên quan đến bệnh tim mạch, theo Eat This, Not That!
KHUÊ NGUYỄN
TNO