23/11/2024

Phục hồi hoạt động tim phổi sau khi bị Covid-19

Các bạn thân mến,
Chúng tôi đã gửi đến các bạn bài “Những triệu chứng hậu Covid-19 và thuốc chữa” để giải thích nguyên nhân và cách chữa trị. Theo thống kê về các triệu chứng hậu Covid, trong số 100 bệnh nhân có tới 58 người cảm thấy mệt mỏi, đau đầu (44), khó thở (24), thở gấp sau vận động (21), ho (19), đau hay khó chịu ở ngực (16), đánh trống ngực (11), tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi (11). Các triệu chứng này đều liên quan ít nhiều đến tim phổi và cần được phục hồi sớm.

Phục hồi hoạt động tim phổi
sau khi bị Covid-19

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Các bạn thân mến,

Chúng tôi đã gửi đến các bạn bài “Những triệu chứng hậu Covid-19 và thuốc chữa” để giải thích nguyên nhân và cách chữa trị. Theo thống kê về các triệu chứng hậu Covid, trong số 100 bệnh nhân có tới 58 người cảm thấy mệt mỏi, đau đầu (44), khó thở (24), thở gấp sau vận động (21), ho (19), đau hay khó chịu ở ngực (16), đánh trống ngực (11), tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi (11). Các triệu chứng này đều liên quan ít nhiều đến tim phổi và cần được phục hồi sớm. Chúng tôi cũng đã nhắc nhở bệnh nhân thở hít dài hơi, xoa ngực để kích thích hoạt động của tim và phổi cũng như xoa đầu, xoa phần sau gáy để tăng tuần hoàn máu lên não.

Tuy nhiên, có nhiều người yêu cầu chúng tôi nó rõ hơn để giúp phục hồi hoạt động của tim và phổi sau khi đã được chữa khỏi Covid-19. Vì thế chúng tôi xin viết tiếp phần chỉ dẫn này để các bạn có thể giúp đỡ người thân ở nhà bằng cách xoa bóp mà không cần dùng thuốc. Chúng tôi sẽ nhắc lại vài ý niệm cơ bản về huyết áp và nhịp tim rồi chỉ dẫn cách xoa bóp.

1. Huyết áp

1.1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.

Huyết áp tâm thu, hay còn gọi là huyết áp tối đa, đây là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu. Áp suất này lên đến đỉnh khi máu được bơm vào các động mạch nhờ sự co thắt của tim. Biểu thị là chỉ số lớn hơn, hay chỉ số ở trên, trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm thu thường thay đổi tuỳ theo độ tuổi, thường từ 90 đến 140 mmHg.

Khi tim dãn ra, áp suất trong các mạch máu hạ xuống, nhưng do trương lực của các thành động mạch nên nó không bao giờ hạ xuống đến 0, vì vậy mà máu luôn luôn chảy. Áp suất thấp hơn này gọi là huyết áp tâm trương. Biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm trương dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg.

Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Huyết áp có xu hướng hạ xuống thấp nhất vào khoảng từ 1-3 giờ sáng, thời gian con người ngủ say nhất và huyết áp sẽ tăng cao nhất vào khoảng 8-10 giờ sáng. Đặc biệt, khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.

Nhiệt độ lạnh gây co mạch hoặc một số thuốc co mạch, thuốc tác động lên lực co bóp cơ tim, ăn mặn… có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nhiệt độ nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy mất nước hoặc dùng thuốc giãn mạch… có thể gây hạ huyết áp.

1. 2. Đơn vị đo huyết áp là gì?

Huyết áp được đo bằng đơn vị milimét thuỷ ngân (mmHg), được xác định bằng hai chỉ số, thí dụ 120/80, thường được viết dưới dạng một tỷ số hay 12/8.

1.3. Chỉ số huyết áp bình thường, huyết áp tối ưu là bao nhiêu?

Theo phân độ tăng huyết áp, huyết áp tối ưu ở người trưởng thành được xác định là có huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Nói cách khác, chỉ số huyết áp nhỏ hơn 120/80 mmHg là huyết áp tối ưu. Tuy nhiên, theo WHO trạng thái có lợi nhất cho tim mạch đó là mức huyết áp tâm thu thấp hơn 105 mmHg và mức huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg. Huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 85mmHg.

2. Nhịp tim

Nhịp tim hay mạch là số lần tim của chúng ta đập trong một phút. Nó thường phản ánh tình trạng sức khoẻ của con người. Vậy nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu? Trường hợp trẻ sơ sinh thì có bao nhiêu nhịp trong 1 phút?

2.1. Số đo mạch bình thường theo từng độ tuổi

– Trẻ sơ sinh: 120 – 140 lần/phút;

– Trẻ 1 tuổi: 100 – 130 lần/phút;

– Trẻ 5 – 6 tuổi: 90 – 100 lần/phút;

– Trẻ 10 – 15 tuổi: 80 – 90 lần/phút;

– Người lớn: 60 – 80 lần/phút;

– Người già: 60 – 70 lần/phút.

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

– Giới tính: Phụ nữ có nhịp mạch đập nhanh hơn đàn ông (khoảng 7 – 8 lần/1 phút);

– Tuổi tác: Tần suất mạch đập bình thường giảm dần theo tuổi tác, từ trẻ sơ sinh đến người già;

– Thời gian: Mạch đập buổi chiều thường nhanh hơn buổi sáng;

– Ăn uống: Sau khi ăn uống, tần suất mạch đập tăng do quá trình chuyển hoá trao đổi chất tăng;

– Vận động, tập luyện: nhịp tim của người bình thường khi vận động và tập luyện thể dục, thể thao sẽ tăng lên do tim co bóp nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Khi lên cầu thang, nhịp tim cũng tăng lên.

– Tâm lý, cảm xúc: Khi xúc động tần suất mạch đập thường tăng lên;

Sử dụng thuốc: việc sử dụng một số loại thuốc có thể kích thích mạch đập nhanh hơn; ngược lại, thuốc an thần có thể làm giảm tần suất mạch đập.

2.3. Tần suất mạch đập tối đa là bao nhiêu?

– Tần suất mạch đập tối đa phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Ở phụ nữ, tần suất mạch đập tối đa là kết quả của 226 trừ đi số tuổi; ở đàn ông, tần suất mạch đập tối đa là kết quả của 220 trừ đi số tuổi;

– Mạch đập nhanh khi số đo mạch trên 100 lần/phút và mạch đập chậm khi số đo mạch dưới 60 lần/phút.

Tần suất mạch đập sẽ cho biết sức khoẻ của mỗi người. Theo dõi nhịp tim sẽ giúp chúng ta có thêm cơ sở để đánh giá tình trạng sức khoẻ tim mạch nói riêng và của cả cơ thể nói chung.

Tài liệu tham khảo: x. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/huyet-ap-la-gi; Bs Nguyễn Quốc Việt.

3. Cách điều hoà hoạt động tim và phổi bằng phương pháp xoa bóp

Để điều hoà hoạt động tim và phổi cho những bệnh nhân đã từng bị Covid-19, chúng tôi thường dùng phương pháp xoa bóp sau đây mà không dùng thuốc. Chúng ta có thể kiểm tra hiệu quả sau 15-20 phút xoa bóp cho bệnh nhân bằng máy đo để so sánh huyết áp và nhịp tim trước và sau khi chữa trị.

– Xoa vùng ngực bệnh nhân chừng 5 phút vì ở vùng giữa ngực có 5 huyệt đạo chi phối hoạt động của tim và phổi.

– Xoa nhẹ điểm ở dưới đầu vú trái 1cm khoảng 3-5 phút vì có huyệt đạo chi phối trực tiếp nhịp tim.

– Dùng 2 bàn tay xoa nhẹ thần kinh liên sườn theo chiều lên xuống để khai thông khí thở khoảng 3-5 phút.

E:\HINH ALTAS BS ALICE chup tu Ipad- chua sua\Files Atlas PDF anh Giao gui\Hinh Atlas Chup lai tu man hinh\Alice Roberts - Atlas - Tr 148-149.jpg

Hình 1: Thần kinh ở ngực (x. Bs Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y Học, 2016, tr.148-149)

– Dùng bàn tay xoa khoảng 5 phút các vùng vỏ não trên đầu để tăng tuần hoàn máu lên não, nhất là 3 đường dẫn máu lên não và đặc biệt vùng vỏ não vận động ở trên đỉnh đầu.

E:\HINH ALTAS BS ALICE chup tu Ipad- chua sua\Files Atlas PDF anh Giao gui\Hinh Atlas Chup lai tu man hinh\Alice Roberts - Atlas - Tr 124-125.jpg

Hình 2: Mạch máu ở đầu và cổ (x. Bs Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y Học, 2016, tr.124-125)

– Ấn sâu vùng gáy chỗ tiểu não để kích thích hoạt động của tiểu não. Tiểu não là một bộ phận rất quan trọng của não vì số tế bào thần kinh của nó gấp đôi đại não, trong khi trọng lượng của nó chỉ bằng 1/10 của đại não. Hơn nữa, vị trí của tiểu não giúp nó kiểm soát tất cả các lệnh thần kinh từ mọi nơi trong cơ thể dẫn đến đại não và kiểm soát tất cả những lệnh thần kinh từ đại não đi khắp cơ thể để phối hợp với các phần của bộ nhớ mà điều chỉnh các lệnh phát ra đó cho chính xác và thích hợp. Đây là điều mà chính các nhà phát minh ra các hệ thống máy “brainmaster” của Hoa Kỳ cũng chưa quan tâm và nghiên cứu rõ ràng. Họ mới chỉ quan tâm đến đại não.

Sau đó ta có thể đo lại nhịp tim cho bệnh nhân và thường thấy hiệu quả ngay.

Tuy nhiên nếu nhịp tim vẫn chưa điều hoà được, bệnh nhân thường có thể đang ở trong tình trạng có vấn đề về cột sống: một hay nhiều trong các đĩa đệm từ đốt sống cổ C2 đến đốt sống ngực T5 đã có thể thoát khỏi vị trí đúng của chúng và chèn các dây thần kinh dẫn đến tim, đến phổi.

Hình 3: Thoát vị đĩa đệm (x. Bs Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y Học, 2016, tr.43)

Tim có tới 8 đường dây thần kinh và phổi có 7 đường dây thần kinh chi phối hoạt động (xem hình ảnh minh hoạ Hệ thần kinh tự chủ được trích trong cuốn Atlas Giải Phẫu Người của Frank H. Netter, MD., được GS. BS. Nguyễn Quang Quyền dịch sang tiếng Việt với sự cộng tác của PTS. Phạm Đăng Diệu, do Nhà Xuất bản Y Học ấn hành năm 1999). Ta cần phải dùng tay đẩy các đĩa đệm này vào đúng vị trí sẽ chữa được khá nhiều triệu chứng về tim và phổi.

Muốn thế, ta dùng bàn tay xoa nhẹ trên các đốt sống đó cho máu chảy đều chừng 3-4 phút, kiểm tra xem có đĩa đệm nào thoát vị bằng cách dùng các ngón tay đẩy dọc theo xương sống và hỏi bệnh nhân có hay bị tức ngực hay khó thở không, có bị tai nạn nào làm tổn thương cột sống không. Dùng bàn tay đẩy dọc theo xương sống để tạo khoảng cách giữa các đốt sống và đĩa đệm chừng 1-2 phút.

Sau đó, dùng bàn tay đặt giữa 2 đốt sống ấn nhẹ cho đĩa đệm trồi lên hay lõm xuống trở về vị trí. Hoặc dùng 2 ngón tay cái đẩy nhẹ vào giữa cho đĩa đệm trượt ra theo chiều ngang hai bên trở về vị trí đúng. Lệnh thần kinh dẫn đến tim và phổi không bị ngăn chặn là bệnh nhân sẽ thở được dễ dàng và tim sẽ hoạt động bình thường. Cách chữa này cũng áp dụng để giúp cho các bệnh nhân điều hoà huyết áp cao hay thấp.

Hình 4: Hệ Thần kinh tự chủ (x. Frank G. Netter, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 1999, tr.153)

E:\HINH ALTAS BS ALICE chup tu Ipad- chua sua\Than kinh tu chu.jpg

Hình 5: Hệ Thần kinh (x. Bs Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 2016, tr.6-0-61)

Chúng tôi cũng dùng phương pháp này để chữa nhiều bệnh tật khác trong cơ thể con người vì nhiều bệnh tật bắt nguồn từ việc lệnh thần kinh dẫn đến các bộ phận bị ngăn cản do đĩa đệm thoát khỏi vị trí và chèn ép dây thần kinh, trong khi các bộ phận đó không bị thương tổn chút nào. Ví dụ các bệnh ở dạ dày, ở gan và tuỵ có thể là do các đĩa đệm ở đốt sống T5, T6, T7, T8, T9; các bệnh ở thận là từ đốt sống T10, T11, T12; ruột non là từ đốt sống L1, L2; ruột già là từ đốt sống L3, L4; bàng quang và bộ phận sinh dục là L5, S1, S2, S3. Ngoài nguyên nhân là thiếu oxy trong máu cần xoa ngực, tập thở nhiều và thiếu máu trong não cần xoa các vùng trên đầu, thì việc xoa bóp cột sống cũng là một cách điều trị tốt mà ai trong chúng ta cũng có thể làm được cho mình và cho những người mình yêu thương.

Cầu chúc các bạn an lành và tràn đầy hạnh phúc.

Trân trọng.

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT-TMC TP.HCM
Trưởng Ban Y tế-Xã hội