23/11/2024

Bộ Y tế khuyến cáo Covid-19 có thể lây từ động vật sang người

Bộ Y tế khuyến cáo Covid-19 có thể lây từ động vật sang người

Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tếCovid-19 có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua tiếp xúc, qua không không khí khi môi trường không thông thoáng…
Covid-19 có thể lây từ động vật sang người, vật nuôi có thể bị nhiễm virus từ người mắc Covid-19 /// ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CLIP
Covid-19 có thể lây từ động vật sang người, vật nuôi có thể bị nhiễm virus từ người mắc Covid-19 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CLIP
Bộ Y tế vừa ban hành quyết định 4156 về “Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà”.
Theo hướng dẫn trên, Covid-19 có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua tiếp xúc. Trong đó lây khi tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm (bắt tay, ôm hôn); tiếp xúc gián tiếp (chạm tay vào các bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên miệng, mắt, mũi của mình).
Covid-19 cũng lây qua giọt bắn khi tiếp xúc gần (dưới 2 mét) với người nhiễm (khi nói, ho, hắt hơi…) tạo ra các giọt có chứa vi rút bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc hít phải các giọt này.
Ngoài ra, Covid-19 cũng lây qua không khí trong môi trường kín, thông khí kém, khi thực hiện chăm sóc y tế có tạo những hạt nhỏ (aerosol) chứa virus lan theo không khí và có thể gây nhiễm nếu hít phải.
Đáng lưu ý, hướng dẫn khuyến cáo: đối với gia đình có vật nuôi, người nhiễm không nên tiếp xúc với vật nuôi vì đã có bằng chứng cho thấy virus lây lan sang động vật.
Người cùng nhà với người không nhiễm cũng không nên tiếp xúc gần với vật nuôi.
Không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.
Những dấu hiệu cần theo dõi hàng ngày
Theo Bộ Y tế, người nhiễm Covid-19 có thể diễn biến nặng, nguy kịch và tử vong. Điều nguy hiểm là có nhiều trường hợp nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, khỏi bệnh mà không cần điều trị nhưng lại là nguồn lây khó kiểm soát được.
Những trường hợp nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không có bệnh lý nền, có đủ các điều kiện về sức khỏe, điều kiện cách ly có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà.
Tại nhà, người nhiễm cần theo dõi: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, độ bão hòa ô xy trong máu – SpO2 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể).
Theo dõi các triệu chứng mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh, gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng, đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.
Các triệu chứng khác như: đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…

Nếu có một trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khỏe của gia đình để được xử trí và chuyển viện kịp thời như: khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường (thở rên, rút lõm lồng ngực…), dau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực; Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.Trẻ có biểu hiện: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết..

Nhằm tránh lây nhiễm bệnh cho người cùng sống trong gia đình và cộng đồng, các thành viên cùng chung sống trong gia đình phải tuân thủ:- Cách ly người nhiễm khỏi những người khác
– Vệ sinh tay thường xuyên
– Đeo khẩu trang, sử dụng găng tay đúng cách
– Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm
– Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ
– Xử lý đồ vải và vật dụng đúng quy định
– Quản lý chất thải và dịch tiết đúng cách
(Bộ Y tế)
LIÊN CHÂU
TNO