05/11/2024

Những điều cần lưu ý khi dạy và học trực tuyến trong mùa dịch

Những điều cần lưu ý khi dạy và học trực tuyến trong mùa dịch

Việc dạy học trực tuyến không chỉ là hình thức dạy nghe nhìn trên mạng mà làm sao là giúp học sinh tự học, tự thực hành, ôn luyện kiến thức đã học qua việc áp dụng các hệ thống học tập trực tuyến.
Làm sao để học sinh học trực tuyến hiệu quả trong mùa dịch /// Độc Lập
Làm sao để học sinh học trực tuyến hiệu quả trong mùa dịch ĐỘC LẬP
Chuyển sang học trực tuyến, học sinh có thêm một phương pháp, giúp các em có thể tiếp cận với nhiều khóa học chứ không dừng lại ở việc xem nó là một phương pháp tạm thời, ứng phó vì dịch.
Là một người làm trong lĩnh vực giáo dục, từng ứng dụng các phần mềm để dạy trực tuyến, thạc sĩ giáo dục Kim Ngọc Minh (Galaxy Education) chia sẻ:
Ngành giáo dục chuyển sang cách thức dạy học qua mạng, thì cần phải lưu ý những vấn đề sau:
1. Đảm bảo sự tiếp cận đồng đều của học sinh về phương tiện và đường truyền. Nếu trong trường/lớp có những học sinh khó khăn, thì việc hỗ trợ của nhà trường và cộng đồng/chính quyền địa phương theo hướng trang bị đường truyền, tặng sim 4G/cho mượn, tài trợ thiết bị, hoặc nếu không thể thì mở rộng hình thức giảng bài qua sổ bài giảng tóm tắt, vở giao bài tập gửi tới tận nơi, học sinh học qua Zalo/Viber trên điện thoại mượn được hoặc được tài trợ…
Những điều cần lưu ý khi dạy và học trực tuyến trong mùa dịch - ảnh 1

Cần có sự cải tiến trong việc dạy và học trực tuyến cảu học sinh hiện nay

2. Đào tạo cả giáo viên và học sinh cách thức sử dụng hiệu quả các công cụ và phương pháp dạy và học trực tuyến. Việc lựa chọn sáng tạo và hiệu quả các công cụ học tập rất quan trọng, bởi việc dạy và học không chỉ dừng ở “livestreaming” lời giảng trực tuyến, mà còn là giúp học sinh tự học, tự thực hành, ôn luyện kiến thức đã học qua việc áp dụng các hệ thống học tập trực tuyến (LMS) của Google, của Microsoft vốn đã và đang hỗ trợ rất nhiều các cơ sở giáo dục.
3. Địa phương và nhà trường cần tiến hành tổ chức thời khóa biểu học tập phù hợp với lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh. Cụ thể, thay vì bê nguyên một tiết học 45 phút để livestream sẽ rất gây mệt mỏi cho cả thầy và trò, thì nên cắt nhỏ thành khung thời gian 10 phút cho giảng kiến thức mới. Sau đó có thời gian cho học sinh tự luyện tập trên hệ thống học tập trực tuyến 15 phút. Tiếp tục giãn cách một thời gian “nghỉ giải lao” lâu hơn bình thường trên lớp, trước khi quay trở lại tiết học hoặc sang tiết học của môn khác. Việc phân tách thành các khung thời gian nhỏ cho giảng kiến thức mới, học sinh tự luyện tập, chữa bài và những trao đổi, hỗ trợ sâu hơn sẽ giúp cho việc học trực tuyến đỡ gây căng thẳng hơn cho cả học trò và giáo viên.
Một cách làm táo bạo hơn nữa là đòi hỏi chính quyền địa phương cần áp dụng linh hoạt: chia thời gian biểu giữa việc học trực tuyến tại nhà và đến trường trực tiếp học thầy cô một cách hợp lý để “giãn cách” số lượng học sinh sao cho mỗi thời điểm tầm 20 – 30% học sinh ở trên trường.
Bằng cách trên học sinh sẽ có thêm khoảng thời gian trực tiếp học tập và giao lưu với bạn bè, thầy cô, với các điều kiện 5K được đảm bảo. Cuối cùng, cần nhìn nhận đây là một cơ hội để cả giáo viên và học sinh tiếp cận các nguồn học liệu mở trên thế giới vốn đang được chia sẻ cho các trường học toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh này. Việc này đòi hỏi việc chủ động tiếp cận các kiến thức của cả học sinh và giáo viên, vượt qua rào cản ngôn ngữ (nếu có) bằng cách thức mạnh dạn tiếp cận và học hỏi liên tục.
Ông Minh nói thêm chỉ đến khi việc “dạy trực tuyến” của các nhà trường tạo độ hứng thú, giảm tối đa ảnh hưởng tới sức khoẻ của học sinh, đồng thời hiệu quả tiếp nhận kiến thức được đảm bảo, thì cái nhãn “giải pháp tạm thời” mới được gỡ bỏ khỏi tâm trí phụ huynh và học sinh, vốn là các đối tượng tiếp nhận một cách thức hoàn toàn mới và đột ngột này. Tất nhiên, yếu tố công bằng trong tiếp cận thiết bị và đường truyền luôn là nền tảng cân nhắc đầu tiên, bởi không phải gia đình học sinh nào cũng có đủ điều kiện tiếp cận.
PHẠM HỮU
TNO