Quy trình chấm thi chặt chẽ
Thưa ông, việc chấm thi tới đây sẽ có chỉ đạo như thế nào, nhất là với việc chấm thi tự luận, phụ thuộc vào giám khảo thay vì chấm bằng máy như các bài thi trắc nghiệm?
Thí sinh dự thi phải dừng giữa chừng do dịch sẽ được bảo lưu kết quả
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), TS đang dự thi đợt 1 phải dừng giữa chừng do dịch sẽ được bảo lưu kết quả những môn mà đợt 1 đã thi xong và thi tiếp các môn còn lại trong đợt 2. Sáng 8.7, tỉnh Khánh Hòa đột ngột cho 404 TS ở hai điểm thi Phạm Văn Đồng và Võ Thị Sáu (TP.Nha Trang) ngừng dự thi tốt nghiệp THPT do liên quan đến 1 học sinh dương tính với
Covid-19. Các TS này sẽ được chuyển sang thi đợt 2. Quý Hiên – Hiền Lương
Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn rất kỹ để các hội đồng thi thực hiện theo đúng quy chế. Bao gồm phần chấm thi tự luận và chấm thi trắc nghiệm.
Phần
chấm thi tự luận thực hiện theo quy chế là một bài thi phải được 2 giám khảo ở 2 tổ chấm khác nhau, đây là quy trình chấm hai vòng độc lập, bài thi phải được giám khảo 1 chấm trước, sau đó bài sẽ trả về cho tổ thư ký để chuyển bài thi đó sang cho giám khảo 2. Giám khảo 2 chấm thi xong lại trả lại cho tổ thư ký. Khi có đủ điểm của 2 giám khảo chấm thì thực hiện việc thống nhất điểm.
Lúc đó một bộ phận thống nhất điểm hoặc có thể cho tổ trưởng của tổ chấm thứ 2 chủ động thống nhất điểm của bài thi. Như vậy, một bài thi sẽ được 2 cán bộ chấm thi chấm độc lập, đảm bảo tính minh bạch, khách quan. Trường hợp có độ chênh lớn mà 2 giám khảo không thống nhất điểm được thì phải có sự chỉ đạo thống nhất của người thứ 3. Với tinh thần như thế mà giám khảo làm việc nghiêm túc, chặt chẽ thì khó có thể xảy ra gian lận.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo mỗi điểm thi phải chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của tỉnh đó. Chúng tôi cũng nâng lên quan điểm là việc chấm phúc khảo cũng thể hiện trách nhiệm của hội đồng chấm thi.
Quan trọng hơn nữa là Bộ cũng đưa ra quy chế bắt buộc phải chấm chung trong toàn ban chấm ít nhất là 10 bài để thống nhất nhận thức, nhận định, tình hình, đáp án, biểu điểm của hướng dẫn chấm.
Thưa ông, năm nào cũng có những băn khoăn về việc có hay không tình trạng “chấm chặt – chấm lỏng” với môn ngữ văn ở các địa phương?
Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo ban làm đề thi sẽ phải ban hành hướng dẫn chấm rất kỹ và chi tiết về biểu điểm tương ứng với đề thi đó. Do vậy, sự điều chỉnh điểm dẫn đến chênh lệch ở trong một câu rất ít. Nếu cứ thực hiện đúng theo hướng dẫn chấm là đảm bảo sự công bằng, không có sự chênh lệch, không khác nhau về nhận thức.
Năm nay thi 2 đợt thì việc công bố kết quả thi sẽ theo đợt hay chỉ công bố 1 lần?
Chủ trương của Bộ GD-ĐT là chấm thi xong đợt nào thì sẽ
công bố kết quả của đợt đó, tránh chờ đợi không cần thiết.
Ông Nguyễn Hữu Độ (thứ ba từ phải) kiểm tra thi ngày 8.7 tại điểm thi ở Hưng Yên ẢNH: QUỲNH TRANG
|
Thời điểm thi đợt 2 khi nào ?
Bộ GD-ĐT đã có kế hoạch cụ thể gì về tổ chức thi đợt 2 chưa, thưa ông?
Công bố kết quả ngày 26.7
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết ngay sau khi kết thúc đợt thi, các địa phương triển khai ngay các công việc cho khâu chấm thi.
Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, ngày 26.7 các địa phương sẽ công bố kết quả thi; việc xét công nhận tốt nghiệp THPT hoàn thành chậm nhất vào ngày 28.7; chậm nhất ngày 2.8 gửi chứng nhận kết quả thi; cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho TS.
Từ ngày 26.7 đến ngày 5.8 thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo của TS; chậm nhất ngày 16.8 sẽ hoàn thành phúc khảo; ngày 20.8 xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo.
Tuệ Nguyễn – Quý Hiên
Hiện nay thì chưa nói gì đến việc thời gian cụ thể nào sẽ tổ chức thi đợt 2 vì dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT sẽ không thể tự quyết định được việc này mà phải dựa trên đề xuất của các địa phương, thời gian nào thì phù hợp cho việc tổ chức thi và đã đảm bảo an toàn phòng dịch. Toàn quốc có 23.569 thí sinh (TS) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không thể dự thi, chiếm tỷ lệ 2,31%, tập trung ở 39 tỉnh, thành phố.
Như vậy, Bộ sẽ phải tập hợp đề xuất và họp bàn với tất cả các tỉnh có TS thi đợt 2 căn cứ vào thực tế dịch bệnh ở địa phương và chọn một thời điểm phù hợp với đa số. Mong muốn của Bộ là cùng với giải pháp quyết liệt của Chính phủ, của từng địa phương trong việc chống dịch thời gian tới thì TS thi đợt 2 sẽ không phải chờ đợi quá lâu, ảnh hưởng tới tâm lý của các em cũng như công tác xét tuyển của các trường ĐH, CĐ…
Số lượng TS thi đợt 2 chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với đợt 1 nên các giải pháp cũng có thể linh động hơn. Ví dụ, đến thời điểm thi đợt 2 mà có địa phương chưa đẩy lùi được dịch bệnh hoàn toàn thì có thể chuyển toàn bộ TS sang một địa điểm khác an toàn để tổ chức thi. Việc đi lại, ăn ở của TS sẽ do địa phương lo liệu.
Năm ngoái kỳ thi đợt 2 được tổ chức gộp giữa các địa phương lân cận. Tôi cho rằng mô hình đó chắc chắn là rất nên làm trong năm nay, giúp giảm kinh phí và vất vả cho các địa phương.
TS diện F0 dù được miễn thi và xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong đợt này nhưng nếu các em khỏi bệnh và có nhu cầu thi để dùng kết quả đó
tuyển sinh ĐH có được không?
Nếu TS diện F0 ở đợt 1 của kỳ thi nhưng đến thời điểm thi đợt 2 đã khỏi bệnh, trở thành TS không “có F” thì hoàn toàn có quyền tham dự kỳ thi. Tuy nhiên, các em đã thuộc diện được xét đặc cách tốt nghiệp nên nguyên tắc là việc thi đợt 2 hay không là hoàn toàn tự nguyện.
Tại sao chưa giao kỳ thi về cho các địa phương ?
Đề toán lọt ra ngoài trong giờ thi ở Quảng Bình
Chiều tối 8.7, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Về sự cố với đề thi môn toán, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, xác nhận tin đồn đề thi toán lọt ra ngoài trong thời gian TS đang làm bài là có cơ sở. Cụ thể, vào lúc 15 giờ 55 chiều 7.7, khi còn 5 phút nữa là đến thời điểm thu bài, trên
mạng xã hội xuất hiện ảnh chụp một đề thi toán, với lời cầu cứu người bên ngoài làm giúp một số câu hỏi.
Sau khi nhận được thông tin này, Bộ GD-ĐT đã cùng cơ quan chức năng của Bộ Công an xác định được việc lọt đề. Cụ thể, tại điểm thi Trường THPT Lệ Thủy, Quảng Bình, 1 TS đã mang được điện thoại vào phòng thi và việc lọt đề liên quan tới TS này. Cơ quan chức năng đang xác minh sự việc cụ thể, khi có kết quả Bộ GD-ĐT sẽ thông tin với báo chí và người dân.
Quý Hiên
Tại sao không giao kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT cho các địa phương còn việc tuyển sinh ĐH, CĐ là do các cơ sở đào tạo? TP.HCM từng đề xuất với Bộ GD-ĐT về việc này để chủ động trong việc thi, xét tốt nghiệp THPT. Bộ GD-ĐT có quan điểm thế nào về đề xuất này?
Bộ cũng đồng ý với đề xuất phải hướng tới việc phân cấp kỳ thi về cho địa phương, nhưng việc phân cấp phải có lộ trình khi có đủ các điều kiện quan trọng. Trước hết là phải đảm bảo công bằng trong cách ra đề thi. Phải đảm bảo đề thi của tất cả các địa phương đều có một chuẩn chung, mức độ đánh giá công bằng, có cùng chuẩn đầu ra phù hợp để công nhận tốt nghiệp THPT. Thực tế các năm qua Bộ đang làm theo hướng phân cấp kỳ thi về cho các địa phương. Hiện chủ yếu Bộ chỉ ban hành quy chế, ra đề thi và như vậy nên phải tổ chức thi cùng một thời điểm.