19/11/2024

Ăn uống ra sao để tránh mỡ máu?

Gần đây, nhiều người sau khám sức khoẻ được các bác sĩ chẩn đoán rối loạn chuyển hoá lipid máu. Có nhiều thắc mắc xung quanh căn bệnh này.

 

Ăn uống ra sao để tránh mỡ máu?

Gần đây, nhiều người sau khám sức khoẻ được các bác sĩ chẩn đoán rối loạn chuyển hoá lipid máu. Có nhiều thắc mắc xung quanh căn bệnh này.
 
 
 

Ăn uống ra sao để tránh mỡ máu? - Ảnh 1.

Tăng cường rau củ và trái cây ít ngọt, bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin C như bưởi, cam, táo… cho người bệnh rối loạn lipid máu – Ảnh: DUYÊN PHAN

Hiện tượng rối loạn mỡ máu (hay rối loạn chuyển hóa lipid máu) nếu kéo dài sẽ gây xơ vữa động mạch và tắc huyết khối, gây ra các bệnh thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, cao huyết áp và đột quỵ, đái tháo đường…

ThS.BS TRẦN THỊ HỒNG LOAN 

Những người nào dễ có nguy cơ mắc bệnh? Cách chữa trị và phòng bệnh ra sao?

Bệnh của người thành thị

* Thưa bác sĩ, rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì? Có chế độ ăn nào phù hợp?

(Minh Trang – Q.3, TP.HCM)

– ThS.BS Trần Thị Hồng Loan (chuyên gia dinh dưỡng cấp cao NutiFood) trả lời:

Rối loạn chuyển hoá lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu là bệnh lý khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Khoảng 26% người Việt Nam lứa tuổi 25-74 bị mỡ máu cao, đặc biệt tăng lên đến 44% ở khu vực thành thị. 

Rối loạn chuyển h lipid máu xảy ra khi có một hoặc nhiều các thành phần mỡ máu bị rối loạn như: tăng cholesterol toàn phần, tăng triglyceride, tăng LDL-cholesterol, giảm HDL-cholesterol.

Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu mặc dù gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nhưng lại ít có triệu chứng rõ ràng, và thường được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm máu hay khi đã mắc các biến chứng.

Những đối tượng có nguy cơ dễ bị mỡ máu cao gồm:

+ Người thừa cân, béo phì, ít vận động, ăn nhiều chất béo, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, thường xuyên căng thẳng, stress. Người gầy nhưng nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh như: sử dụng rượu bia nhiều, hút thuốc, ăn nhiều nội tạng động vật cũng có khả năng mắc bệnh.

+ Người mắc các bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, bệnh gan mãn hay do dùng một số thuốc kéo dài (thuốc tránh thai, thuốc tim mạch lợi tiểu…).

* Chế độ dinh dưỡng như thế nào phù hợp cho người bệnh rối loạn lipid máu?

(Như Lan – Bình Định)

– Người bị mỡ máu cao cần thay đổi lối sống và tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau:

+ Giảm năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân nếu có thừa cân, béo phì và cần giảm vòng bụng không quá 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. Nên giảm cân từ từ.

+ Giảm lượng chất béo, chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng trong ngày. Hạn chế các loại acid béo no hay béo trans (mỡ, bơ, kem, dầu dừa, dầu cọ, kem thực vật…). 

Tăng cường các acid béo không no có trong dầu thực vật (dầu mè, dầu lạc, dầu ôliu, dầu đậu nành, dầu cá…) hay các loại hạt có dầu (vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô, hạt điều…). Nên uống sữa tách béo. Hạn chế món chiên, xào, quay, thức ăn nhanh.

+ Giảm lượng cholesterol ăn vào bằng cách hạn chế các thực phẩm có nhiều cholesterol như: mỡ, da, phủ tạng động vật, óc, lòng đỏ trứng, hải sản nhất là gạch cua, gạch tôm…

+ Ăn đủ chất đạm nhưng cần chọn ăn thịt nạc (bỏ da, mỡ), cá, đậu hủ, đậu đỗ, nấm, rong biển. Nên ăn nhiều cá hơn thịt. Phối hợp cả đạm động vật và đạm thực vật.

+ Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, nhiều xơ (gạo lứt, yến mạch, khoai củ…) để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol ra ngoài. Hạn chế đường, mật, tối đa chỉ nên 10-20 gam/ngày.

+ Tăng cường rau củ và trái cây ít ngọt, khoảng 500 gam/ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ. 

Nên chọn các thực phẩm giàu chất chống oxy h giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại như các thức ăn giàu vitamin E (giá đỗ, dầu thực vật…), thức ăn giàu beta-caroten (cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau mồng tơi, cải soong…), thức ăn giàu vitamin C (bưởi, táo, cam, dâu, kiwi…).

+ Nên uống nhiều nước lọc và có thể bổ sung các thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu như gừng, nấm mèo, trà xanh…Điều chỉnh chế độ ăn uống

* Rối loạn chuyển hóa lipid máu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nào đến sức khoẻ con người? 

(Thanh Giang – Phú Nhuận, TP.HCM)

– PGS.TS Lâm Vĩnh Niên (trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) trả lời:

Rối loạn lipid máu là tình trạng có nồng độ lipid (gồm cholesterol và triglyceride) bất thường trong máu.

Người có rối loạn lipid máu có thể không có đủ cholesterol tốt, có quá nhiều cholesterol xấu, nồng độ triglyceride cao.

Rối loạn lipid máu dẫn đến xơ vữa động mạch, khiến thành động mạch dày lên, mất tính mềm mại, đàn hồi. Mảng xơ vữa có thể làm hẹp động mạch tại chỗ, khiến lưu lượng máu giảm, hoặc bị tróc ra, trôi theo dòng máu và làm tắc mạch phía bên dưới. Các biến chứng của rối loạn lipid máu gồm:

• Đau ngực: khi lượng máu đến tim giảm, bạn có thể cảm thấy đau thắt ngực và các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành (hệ thống động mạch nuôi tim).

• Nhồi máu cơ tim: nếu mảng xơ vữa rách hoặc tróc ra, cục máu đông có thể được hình thành tại chỗ vỡ khiến tắc mạch hoặc chèn vào một động mạch phía dưới. Nếu dòng máu đến một phần tim bị ngưng, bạn sẽ bị cơn nhồi máu cơ tim.

• Đột quỵ: tương tự như nhồi máu cơ tim, nếu dòng máu đến não bị tắc nghẽn do cục máu đông sẽ dẫn đến đột quỵ.

Triglyceride máu cao cũng là biểu hiện của tình trạng béo phì, hội chứng chuyển hóa. Triglyceride máu cao quá mức cũng có thể gây viêm tuỵ cấp.

* Cách nào để điều chỉnh tình trạng rối loạn mỡ máu?

(Vĩnh Cữu – Tiền Giang)

– Cơ cấu chế độ ăn để phòng ngừa, điều chỉnh tình trạng rối loạn lipid máu:

• Dưới 7% năng lượng trong ngày từ chất béo bão hoà

• 25-35% năng lượng từ chất béo

• Dưới 200mg cholesterol trong chế độ ăn

• Hạn chế natri dưới 2.400 mg/ngày

• Ăn vừa đủ năng lượng để giữ cân nặng lành mạnh

• Hạn chế rượu bia. Alcohol trong rượu bia là chất giàu năng lượng, gây tăng triglyceride máu.

Lưu ý vận động

 

mỡ máu

Vận động thường xuyên để ngừa bệnh – Ảnh: D.PHAN

Theo PGS.TS Lâm Vĩnh Niên, bên cạnh chế độ ăn, cũng cần lưu ý đến chế độ tập luyện. Hướng đến tập luyện thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết hoặc tất cả các ngày trong tuần.

Tập luyện thường xuyên có thể làm giảm triglyceride và làm tăng cholesterol “tốt”. Cố gắng tích hợp hoạt động thể lực vào công việc hằng ngày, thí dụ đi thang bộ trong lúc làm việc, hoặc đi bộ khi nghỉ giải lao.

Có thể giảm lượng cholesterol trong máu nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và uống thuốc.

 

HỒNG PHƯƠNG ghi