26/12/2024

Tư duy phản biện nên là một kỹ năng mềm

Tư duy phản biện nên là một kỹ năng mềm

Để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội, là quốc sách hàng đầu, để không còn tình trạng học giả, thi giả và nhân tài giả thì cần có nhiều cải tiến đồng bộ. Trong đó tư duy phản biện rất cần thiết cho nhân tài.
kỹ năng phản biện có tác động nhiều đến việc hình thành những nhân tài và lực lượng lao động có tri thức /// Nguyễn Như
kỹ năng phản biện có tác động nhiều đến việc hình thành những nhân tài và lực lượng lao động có tri thức  NGUYỄN NHƯ
Một trong những kỹ năng sống cần thiết có tác động nhiều đến việc hình thành những nhân tài và lực lượng lao động có tri thức, đó là kỹ năng phản biện.
Phản biện (tranh luận) là tinh thần “hoài nghi khoa học”, là cách nhìn nhận vấn đề ở nhiều chiều, là phương cách giúp học sinh, sinh viên có được ý thức học tập chủ động, có được suy nghĩ độc lập, sáng tạo, là phương thức giáo dục ưu việt cần được phát huy trong hoàn cảnh nhiều học sinh, sinh viên (HS-SV) còn thụ động trong giao tiếp, xử lý tình huống, tiếp thu kiến thức, trong nghiên cứu và lao động…
HS-SV trong nhiều trường hợp bị đánh giá là “gà công nghiệp” bởi chịu sự giáo dục áp đặt của giáo viên, sách giáo khoa, giáo trình, giảng viên… Trong quá trình tiếp thu thấy có gì “sai sai”, không phù hợp, HS-SV cũng không dám lên tiếng, tranh luận.
Trong gia đình, phụ huynh HS ép buộc con em phải chuyển đến “trường điểm”, phải thi vào trường đại học mà họ lựa chọn. Nhiều phụ huynh buộc con em mình phải học thêm, phải học nhạc, phải chơi môn thể thao mà chúng cảm thấy không cần thiết, không yêu thích… Thế nhưng, các em vẫn cứ răm rắp tuân theo mà không dám bày tỏ lập trường, ý kiến của mình.
Nhiều ý kiến cho rằng SV ở Việt Nam thường thua kém các SV trên thế giới ở tư duy phản biện. Hậu quả của lối giáo dục áp đặt đó, của tinh thần thụ động đó còn đem đến nhiều thất bại, lãng phí, nhiều tác động tiêu cực.
Tóm lại, có thể nói khuyến khích HS-SV học tập với tư duy phản biện, dạy kỹ năng phản biện là việc làm cần thiết, quan trọng trong nhà trường phổ thông và đại học. Tuy nhiên, việc khuyến khích đó cần đi kèm với sự uốn nắn, giáo dục khéo léo, tế nhị để không làm thui chột ý thức học tích cực, tư duy phản biện của HS-SV bởi không phải lúc nào cách phản biện, nội dung phản biện của các em cũng đúng. Trong đó, vai trò của cha mẹ, giảng viên, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc rèn luyện phẩm chất, năng lực, các kỹ năng mềm cho HS-SV.
ĐỒ TUÂN SẮC
TNO