28/11/2024

Căng thẳng Nga – Ukraine leo thang

Nga và Ukraine tiếp tục cáo buộc đối phương làm gia tăng căng thẳng sau vụ đụng độ trên biển cuối tháng 11.

 

Căng thẳng Nga – Ukraine leo thang

Nga và Ukraine tiếp tục cáo buộc đối phương làm gia tăng căng thẳng sau vụ đụng độ trên biển cuối tháng 11.



 

Nhân viên an ninh Nga áp giải một quân nhân Ukraine bị bắt giữ trong vụ đụng độ cuối tháng 11
 /// Ảnh: AFP

Nhân viên an ninh Nga áp giải một quân nhân Ukraine bị bắt giữ trong vụ đụng độ cuối tháng 11  ẢNH: AFP

 
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko kêu gọi Đức cùng đồng minh tăng cường hiện diện hải quân tại biển Đen nhằm ngăn chặn “hành động gây hấn” của Nga sau vụ bắt giữ tàu và thuỷ thủ của nước này ở eo biển Kerch. Trong cuộc phỏng vấn với Đài Funke (Đức), Tổng thống Poroshenko còn cáo buộc Nga triển khai binh lính dọc biên giới và “có ý đồ thọc sâu vào đất liền Ukraine” sau vụ đụng độ hôm 25.11.
 

Trước đó, nhà lãnh đạo này viết trên Twitter rằng Nga đang triển khai khoảng 80.000 binh sĩ, 900 xe tăng và 2.300 xe bọc thép áp sát khu vực biên giới, bên cạnh 1.400 pháo, tên lửa và 800 máy bay. “Moscow đang muốn tạo một hành lang trên bộ từ vùng Donbass đến Crimea bằng cách phong toả Mariupol và Berdyansk. Chúng ta cần đoàn kết phản ứng mạnh mẽ và dứt khoát đối với hành vi khiêu khích của Nga”, Tổng thống Poroshenko nói, đề cập tới hai cảng lớn của Ukraine tại biển Azov. Trước đó, ông Poroshenko kêu gọi đồng minh phương Tây điều thêm tàu chiến đến biển Azov nhưng bị Nga phản ứng dữ dội. Theo hiệp ước giữa Kiev và Moscow năm 2003, biển này do hai bên quản lý chung và bất cứ tàu chiến nước ngoài nào muốn vào đây đều phải được cả hai đồng ý. Trong khi đó, AP dẫn lời người phát ngôn NATO Oana Lungescu tỏ dấu hiệu tổ chức này không muốn đưa thêm lực lượng đến khu vực. “NATO có lực lượng hùng hậu tại biển Đen và chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá sự hiện diện tại đây”, bà Lungescu nói.

 

Phản ứng trước cáo buộc của Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố chính quyền Kiev mới là “nơi bắt nguồn khiêu khích”, theo TASS. “Chính Nga mới là nước bảo vệ châu Âu khỏi sự dã man, bạo ngược, khủng bố, khiêu khích và quân sự hóa đang ló dạng trên lục địa”, bà Zakharova viết trên Facebook.

 
Phát ngôn viên này giải thích thêm rằng vì các hành động của chính quyền Kiev mà đất nước Ukraine hiện nay “tràn ngập các nhóm cực đoan và bán quân sự, chiến tranh chống lại người dân, tuyên truyền và thao túng trở thành công cụ chính để quản lý xã hội, sự khiêu khích trở thành khái niệm chính sách ngoại giao, tham nhũng tràn lan” và nhiều tình trạng suy thoái khác.
 
Bên cạnh đó, bà Zakharova còn ủng hộ ý kiến của cựu Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel, người cho rằng Berlin không nên bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh.
 
Cũng trong hôm qua, Fox News đăng tải hình ảnh vệ tinh chụp ngày 2.12 cho thấy Nga vừa triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 đến căn cứ không quân Dzhankoy ở Crimea giữa lúc căng thẳng với Ukraine. Theo đó, các bệ phóng mới được đưa đến và phân chia vào 4 khu vực ở phía tây nam căn cứ, nằm cạnh 2 hệ thống radar và nhiều xe tải, trong số đó có ít nhất 1 xe được cho là chở tên lửa S-400.
 
 
KHÁNH  AN