07/01/2025

Vinasun – Grab bắt tay nhau, tại sao không ?

Ý tưởng này đã được chính lãnh đạo Grab đề xuất tại phiên toà với mong muốn hướng tới lợi ích chung của người tiêu dùng.

 

Vinasun – Grab bắt tay nhau, tại sao không ?

Ý tưởng này đã được chính lãnh đạo Grab đề xuất tại phiên toà với mong muốn hướng tới lợi ích chung của người tiêu dùng. 

 

 

 

Bắt tay hợp tác sẽ là "cái kết đẹp" của Vinasun - Grab /// Ngọc Dương

Bắt tay hợp tác sẽ là “cái kết đẹp” của Vinasun – Grab  NGỌC DƯƠNG

 
Tận dụng lợi thế của đối phương
Sau nhiều lần trì hoãn, phiên toà xét xử vụ kiện đòi bồi thường ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grab Việt Nam (Grab) đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết và theo dự kiến sẽ tiếp diễn vào ngày 30.11. Phiên tòa kéo dài quá lâu đang lấy đi nhiều công sức của các bên liên quan. Sau phiên xử ngày 23.11 vừa qua, ông Jerry Lim, Giám đốc Grab tại Việt Nam đã một lần nữa nhấn mạnh mong muốn cùng hợp tác với Vinasun, ngưng “chiến tranh” để hướng đến lợi ích chung của người dùng.
 
Chuyên gia tư vấn chiến lược về hệ thống quản lý doanh nghiệp Đỗ Hoà nhìn nhận đây là cái kết đẹp không chỉ với hai doanh nghiệp mới với cả thị trường vận tải nói chung. Tuy nhiên cái kết này có thành hiện thực hay không phụ thuộc vào việc Vinasun có muốn ứng dụng tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình hay không.
 
Với những hạn chế về cả nguồn lực tài chính và công nghê, Vinasun không thể bỏ ra cả triệu USD để phát triển ứng dụng (app). Chưa kể lâu nay doanh nghiệp này phải tự bỏ nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo, trong khi cả 2 vấn đề này Grab giải quyết rất tốt. Nếu giao cho một đơn vị rất kinh nghiệm như Grab, Vinasun sẽ không phải lo đầu tư, lo công nghệ, thậm chí có thể đề xuất Grab tạo app riêng, như một bản sao của app Grab nhưng mang tên Vinasun.
 
“Đối với nước ngoài, việc hợp tác hợp tác như vậy là rất bình thường. Hai bên tận dụng lợi thế của nhau để cùng phát triển. Việc kiện tụng, nói xấu nhau không những không mang lại lợi ích gì mà còn gây tổn hại đến thương hiệu của Vinasun, tạo suy nghĩ doanh nghiệp Việt bảo thủ…” – ông Hoà nói.
 
Đồng tình, TS kinh tế Lương Hoài Nam cho rằng vụ kiện này nên chuyển từ một cuộc chiến sang một cái bắt tay hợp tác. Vinasun đang là công ty taxi lớn nhất ở TP.HCM nhưng hoạt động theo mô hình truyền thống, dù có ứng dụng (app) công nghệ nhưng chưa thành công. Trong khi đó, Grab là công ty công nghệ cung cấp nền tảng rất mạnh giúp việc kết nối với khách hàng thật sự nhanh chóng và tiện lợi. Bên cạnh đó, dịch vụ đầu tiên khi Grab vào Việt Nam – GrabTaxi là ứng dụng, nền tảng platform chuyên phục vụ các công ty taxi, giúp doanh nghiệp taxi vẫn giữ được cách tính cước, mô hình truyền thống nhưng được bổ trợ thêm bởi các tính năng kết nối mạnh tới người tiêu dùng. Như vậy khách hàng sẽ hướng tới Vinasun nhiều hơn và tính năng phản hồi về dịch vụ mà Grab cung cấp sẽ giúp Vinasun hoàn thiện về chất lượng dịch vụ cũng như tài xế.
 
“Đây rõ ràng là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Cạnh tranh lành mạnh không phải triệt tiêu nhau mà là cùng kết hợp để tạo ra khả năng cạnh tranh, Đó mới là cách hành xử văn minh, hướng tới người tiêu dùng” – TS Nam nêu quan điểm.
 
Tăng cạnh tranh, nguời dùng hưởng lợi
Thực tế thời gian qua, vụ kiện giữa Vinasun – Grab thu hút rất nhiều sự quan tâm không chỉ giới chuyên gia mà của cả người dân. Nhưng thay vì quan tâm quá nhiều đến việc ai thắng, ai thua ảnh hưởng thế nào đến mặt chính sách, người tiêu dùng đơn giản chỉ muốn biết sau vụ kiện này, họ có còn được đi xe giá rẻ nữa hay không. Tính cạnh tranh của thị trường đi lại có cao hơn hay sẽ bị triệt tiêu, quyền lợi người dùng có được đề cao hơn hay sẽ trở lại sự lựa chọn nghèo nàn như thị trường taxi truyền thống trước kia… Các chuyên gia khẳng định tất cả những vấn đề trên đều sẽ được giải quyết nếu cuộc chiến kia trở thành cái bắt tay hợp tác.
 
Ông Đỗ Hòa phân tích : Trong hoạt động kinh doanh có khái niệm chuỗi giá trị, mở rộng ra là hệ sinh thái, mỗi doanh nghiệp, đơn vị tham gia một phần, có thể hợp tác ở giai đoạn này nhưng cạnh tranh ở một giai đoạn khác. Sự hợp tác chỉ nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng, hoàn thiện dịch vụ của từng thương hiệu, còn cạnh tranh về thị trường, kinh doanh vẫn diễn ra bình thường.
 
“Thực tế, tất cả các ngành khác đều như vậy. Hợp tác nhưng ngoài thị trường vẫn là hai doanh nghiệp , hai đơn vị kinh doanh độc lập, thậm chí cạnh tranh khốc liệt. Khi đó, các đối thủ sẽ chăm sóc dịch vụ của mình tốt hơn, cạnh tranh càng lớn, người tiêu dùng càng được hưởng lợi” – vị này nhấn mạnh.
 
 
HÀ MAI