23/11/2024

‘Ngoại giao tiêm chủng’

‘Ngoại giao tiêm chủng’

Sau “Ngoại giao khẩu trang”, Trung Quốc hiện thực thi cái gọi là “Ngoại giao tiêm chủng” với Serbia.
Vắc xin Sinovac ngừa Covid-19 của Trung Quốc /// Reuters
Vắc xin Sinovac ngừa Covid-19 của Trung Quốc REUTERS
Serbia đã nhận được một triệu liều vắc xin Covid-19 và được Trung Quốc hậu thuẫn đắc lực để xây dựng 200 trạm tiêm chủng khắp cả nước. Con số này có trọng lực đặc biệt riêng của nó khi so sánh với thực tế là cho đến nay Serbia mới chỉ nhận từ phía EU vài ngàn liều. Không chỉ với Serbia mà với một số nước khác ở châu Âu và thế giới, Trung Quốc đến nay đã gặt hái không ít thành quả về cải thiện hình ảnh và mở rộng ảnh hưởng với kiểu ngoại giao mới này.
Không chỉ Trung Quốc mà cả Nga và EU cũng đang tận dụng triệt để hiệu ứng của “Ngoại giao tiêm chủng”. EU đã dựa vào lợi thế riêng về tài chính và nguồn cung ứng để ký kết hợp đồng cung ứng vắc xin với 8 nhà sản xuất và đảm bảo có được hơn 1 tỉ liều. Nga giống Trung Quốc đã bào chế ra vắc xin và dùng đó để tranh thủ đối tác cũng như hình thành liên minh, liên kết khác nhau. Lợi thế của Nga và Trung Quốc là vắc xin giá rẻ và dễ bảo quản. Các nước phương Tây công khai hoài nghi về hiệu quả vắc xin của Trung Quốc và Nga, nhưng không thể hoàn toàn phủ nhận.
Cho nên “Ngoại giao tiêm chủng” không chỉ đơn thuần để ứng phó dịch bệnh mà đã trở thành chuyện cạnh tranh vai trò và ảnh hưởng giữa những đối tác lớn với nhau.
PHAM LỮ
TNO