23/11/2024

Người nước ngoài núp bóng cho vay qua app

Người nước ngoài núp bóng cho vay qua app

 

 

 

 

Nhiều ứng dụng cho vay qua mạng, qua điện thoại di động tại Việt Nam thuộc các "ông chủ" ngoại /// ảnh: Khả Hòa
Nhiều ứng dụng cho vay qua mạng, qua điện thoại di động tại Việt Nam thuộc các “ông chủ” ngoại ẢNH: KHẢ HÒA
Nhiều dịch vụ cho vay qua mạng, qua app hoạt động tại Việt Nam nhưng thật sự do người nước ngoài làm chủ, biến tướng của dịch vụ “tín dụng đen”.

Nhiều app cho vay của Trung Quốc

Theo ước tính của Bộ Công an, tại Việt Nam có khoảng 100 công ty hoạt động vay ngang hàng, có những dịch vụ được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Các công ty này hoạt động không đúng bản chất là trung gian kết nối giữa người có nhu cầu vay với người có nhu cầu cho vay (không tham gia vào mối quan hệ vay nợ), mà cấu kết với các cơ sở cầm đồ, kinh doanh tài chính bán dữ liệu, thông tin cá nhân của những người vay để quảng cáo, môi giới… theo hình thức cho vay nặng lãi truyền thống hoặc chính các chủ sở hữu công ty này đồng thời là chủ cơ sở cầm đồ, kinh doanh tài chính. Một số ứng dụng cho vay ngang hàng còn lách lãi suất (LS) bằng cách thu thêm các khoản phí dịch vụ, đưa LS cộng phí có thể lên đến 700%/năm. Đáng chú ý, trong đó có những dịch vụ liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi của những đơn vị nước ngoài thuê người Việt Nam đứng tên hoạt động biến tướng. Phần lớn là do người Trung Quốc điều hành và máy chủ không đặt ở Việt Nam. Do Việt Nam vẫn chưa có quy định pháp luật để quản lý nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.
TS Trần Hùng Sơn phân tích: “Một ứng dụng như Tima công bố đã cho vay khoảng 97.000 tỉ đồng, tương đương cả một ngân hàng. VN có thể không nhất thiết phải ban hành một luật riêng cho vay ngang hàng nhưng Chính phủ cần sớm ban hành các quy định như yêu cầu các dịch vụ cho vay qua app, cho vay qua mạng phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, từ công ty hoạt động cho đến lãi suất, phí liên quan. Đồng thời các đơn vị cung cấp app phải đảm bảo an toàn an ninh mạng để tránh việc đổ thừa do sự cố mạng”.

Thử tìm kiếm trên mạng với từ khóa “ cho vay siêu tốc” vào chiều 24.1, chỉ trong vòng 0,39 giây đã cho ra hơn 28 triệu kết quả liên quan. Rất nhiều ứng dụng cho vay trên mạng, trên điện thoại di động (app) quảng cáo cho vay nhanh, LS thấp, giải ngân siêu tốc… nhưng ít có thông tin chi tiết về địa chỉ, công ty chủ quản. Chỉ đến khi lực lượng công an điều tra do có sai phạm thì mới phát hiện được các “ông chủ” thật sự phía sau. Đó là vào tháng 8.2020, Công an TP.HCM đã triệt phá đường dây cho vay nặng lãi tại Việt Nam thông qua các app mang tên vaytocdo, Moreloan, VD online do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu. Các bị cáo cho vay với LS 2,5%/ngày, tương đương 912,5%/năm và mở nhiều tài khoản ngân hàng để người vay chuyển tiền trả nợ và thu lợi bất chính hơn 658 triệu đồng. Những kẻ điều hành đã thuê người trong nước làm phiên dịch, đứng tên mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ người vay. Hồi tháng 7.2020, Công an Q.4 (TP.HCM) cũng triệt phá đường dây cho vay nặng lãi qua app Việt NamCard, ABLOAN do người Trung Quốc làm chủ…

Ngược lại, nhiều dịch vụ cho vay giới thiệu là của các tập đoàn đa quốc gia dù toàn người Việt thực hiện. Như trang web robocash.Việt Nam quảng bá các thủ tục cho vay thực hiện online và chỉ trong vòng 10 phút là khách hàng có thể nhận được ngay số tiền 10 triệu đồng trong tài khoản, LS chỉ 18,3%/năm. Dịch vụ này được ghi là do Công ty TNHH Chuồn Chuồn thực hiện. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đây là công ty có hoạt động chính là dịch vụ cầm đồ, trụ sở tại Q.Bình Tân nhưng cũng giới thiệu là trực thuộc tập đoàn… đa quốc gia. Hay một dịch vụ được quảng bá rất nhiều là Uniloan – cho vay sinh viên – nhưng chỉ để một địa chỉ tại đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) kèm đường dây nóng mà tìm kiếm trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không thấy tên công ty nào trùng với những địa chỉ nêu trên… Với những thông tin mập mờ như vậy, mức LS các công ty này quảng cáo cũng chẳng thể biết thực hư ra sao!

Xóa app này mọc lên app khác

Ngoài những dịch vụ ẩn danh hoặc mượn tên người Việt, có rất nhiều dịch vụ công khai do người nước ngoài đứng tên. Ví dụ trên website và app sieudong.com, đưa LS năm của khoản vay theo yêu cầu không dưới 0% và không quá 30%, thời hạn thanh toán tối thiểu 3 tháng và tối đa 6 tháng. Nhưng ví dụ app này đưa ra lại là nếu vay 15 triệu đồng với thời hạn 3 tháng, mức LS 4,5%/tháng thì khi tới thời hạn thanh toán phải trả lãi 2,025 triệu đồng (tương đương LS 54%/năm – PV). Website này giới thiệu đây là dịch vụ của Công ty TNHH MTV Siêu Đồng LGC nhưng khi tìm kiếm trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì chỉ có Công ty LGC Financial Consultant do một người nước ngoài tên Andreev Artem làm đại diện. Trang cho vay zovayViệt Nam.com thuộc Công ty Sofi Solutions và một ứng dụng cho vay khác là Tamo.Việt Nam cũng giới thiệu thuộc Sofi Solutions. Công ty này do một người nước ngoài tên Janis Ozols làm đại diện, ngành nghề chính là dịch vụ tư vấn quản lý, hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin. Hay ứng dụng cho vay Crezu.Việt Nam được giới thiệu là thương hiệu của Công ty Finity Ltd (địa chỉ ở phố Tartu, Tallinn, E.E) với LS quảng bá cho vay tối đa chỉ 3,65%/năm (E.E là viết tắt của nước Estonia – PV)…
Theo TS Trần Hùng Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM), trước đây dịch vụ cho vay ngang hàng, vay qua mạng bùng nổ tại Trung Quốc. Sau khi chính phủ nước này siết chặt, đã có hơn 80% dịch vụ bị đóng cửa, phá sản nên tìm cách chuyển hướng sang những quốc gia lân cận để hoạt động, trong đó có Việt Nam do thị trường cũng mới ở giai đoạn đầu phát triển. Có nhiều hình thức để những “ông chủ” nước ngoài hoạt động như thuê người trong nước làm đại diện đăng ký công ty, hoặc hợp tác với các tiệm cầm đồ, dịch vụ tư vấn tài chính để thực hiện cho vay… Nếu không có quy định liên quan rất khó để quản lý các ứng dụng nêu trên và từ đó nhiều biến tướng dễ phát sinh gây hậu quả xấu cho người dân và cả nền kinh tế.
TS Trần Hùng Sơn thông tin, Singapore và một số nước ở châu Âu quy định các nền tảng cho vay ngang hàng phải đảm bảo một số điều kiện như công bố thông tin, LS rõ ràng. Đặc biệt, chính phủ còn quy định người tham gia đầu tư hay vay tiền phải hoàn thành một bài kiểm tra để cho thấy họ đã hiểu rõ các điều khoản, điều kiện về dịch vụ này. Hay Ấn Độ yêu cầu dịch vụ cho vay qua mạng cũng phải có chứng chỉ bảo mật an toàn an ninh mạng do một đơn vị chuyên ngành cung cấp để tránh tình trạng dịch vụ bị tấn công mạng và gây thiệt hại cho khách hàng…
MAI PHƯƠNG
TNO