23/11/2024

Những nỗ lực của ngành điện để gần hơn với người dân

Những nỗ lực của ngành điện để gần hơn với người dân

Ngày 22-12, báo Tuổi Trẻ tổ chức talkshow “Đưa ngành điện đến gần hơn với người dân TP.HCM”, một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa người dân, chuyên gia và đại diện Tổng công ty Điện lực TP.HCM để phân tích những vấn đề người dân thường thắc mắc.

 

Những nỗ lực của ngành điện để gần hơn với người dân - Ảnh 1.

Sản lượng tiêu thụ bình quân ngày của quý 2 năm 2020 là khoảng 80 triệu kWh/ngày – Ảnh: TVO

Người dân có đang “mất thiện cảm” với ngành điện?

Có thể nói trong thời gian qua, nhất là những tháng cao điểm mùa nắng nóng, báo Tuổi Trẻ liên tục nhận được những phán ánh của người dân, nhất là tại TP.HCM, trong đó đa phần thắc mắc vì sao tiền điện lại tăng một cách chóng mặt.

Ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) – cho rằng theo quy luật thời tiết, quý 2 hằng năm tại khu vực TP.HCM là giai đoạn nắng nóng, nhiệt độ nhiều thời điểm lên hơn 37 độ C, do vậy nhu cầu sử dụng điện của khách hàng cho các thiết bị giải nhiệt, điều hòa, đặc biệt là thiết bị làm lạnh tăng cao.

Theo dõi số liệu sản lượng điện tiêu thụ cho thấy: tại TP.HCM sản lượng tiêu thụ bình quân ngày của tháng 4/2020 là 79,5 triệu kWh/ngày, tháng 5/2020 là 74,8 triệu kWh/ngày và tháng 6-2020 là 75,3 triệu kWh/ngày.

Trong khi đó mức tiêu thụ bình quân ngày của 11 tháng chỉ nằm ở mức 73 triệu kWh/ngày, sản lượng chênh lệch đó lại đa số là từ người dân tiêu dùng.

“Cũng giống như một chiếc xe, nếu đi đường bằng sẽ tiêu tốn dung lượng bình thường, còn khi đi lên dốc sẽ khiến khiến tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn. Điều này tương tự như các thiết bị điện hoạt động trong mùa nắng nóng”, ông Kiên nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Thành (Chủ nhiệm HTX Xuân Lộc, một người dân tại Quận 12, TP.HCM), là một người dân cũng là một khách hàng, gắn bó lâu năm với ngành điện. Tại buổi giao lưu, ông Thành cũng bày tỏ những bức xúc trong thời gian qua mà những người dân trong hợp tác xã nông nghiệp của Xuân Lộc đang gặp phải.

“Chúng tôi rất là hoang mang khi cầm phiếu báo tiền điện tặng hơn 20% hoặc có khi hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp. Vậy điện lực có một phương pháp nào để ổn định phần nào kinh tế cho những đối tượng này hay không?” – ông Thành đặt câu hỏi.

Ông Bùi Trung Kiên cam kết điện lực TP.HCM áp dụng đúng giá điện đúng như theo quy định của nhà nước, trong đó cũng có những hỗ trợ cho người lao động có thu nhập thấp, sinh viên, người thuê nhà… Tuy nhiên, trong các tháng nắng nóng, không tránh khỏi được sự tăng tiền điện bởi công suất hoạt động tăng cao, tuy nhiên, điện lực cũng đã bố trí nhân sự cũng như thông tin tuyên truyền để người dân hiểu biết và áp dụng các phương pháp tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả.

Những nỗ lực của ngành điện để gần hơn với người dân - Ảnh 2.

Nhân viên điện lực TP.HCM vệ sinh trạm biến áp cho người dân – Ảnh: TVO

Tiến sĩ Hoàng Xuân Phương – Quyền Trưởng Khoa Truyền thông – Quan hệ công chúng – Trường đại học Văn Lang, đánh giá ngành điện đang thiếu sự chủ động đi trước trong vấn đề truyền thông, chỉ khi có phản ánh thì ngành điện mới giải thích.

“Chẳng hạn như chúng ta đã có những thống kê, biết trước rằng tiền điện sẽ tăng trong những tháng cao điểm thì mình nên có những tuyên truyền trước cho người dân biết để người dân chuẩn bị tâm thế và đỡ bị bất ngờ khi cầm hóa đơn tiền điện. Khi mình giải thích sau, mặc dù lí do là đúng tuy nhiên lúc này người dân khó để tiếp nhận và có tâm lý kháng cự lại với những lý do của ngành điện đưa ra.

Còn đứng về phía người dân, thường thì người ta đã có sẵn tâm lý không muốn tiếp nhận thì người ta sẽ không tiếp nhận. Trong những ngày nắng nóng thì hành vi tiêu dùng có thay đổi nhưng người dân lại không nhận ra. Mặc dù là những thay đổi rất nhỏ trong hành vi tiêu dùng thì việc lặp đi lặp lại hằng ngày trong 1 tháng thì nó cũng là yếu tố khiến tiền điện tăng. Vì vậy người dân nên học cách mở lòng để suy nghĩ và thấu hiểu cho ngành điện hơn”, ông Phương nói.

Một trong những nguồn cơn khiến cho sự bức xúc trong dư luận tăng lên đó chính là thời gian tiền điện tăng cao lại đúng lúc tình hình kinh tế khó khăn, thu nhập của đa số người dân giảm sút vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ông Kiên cho biết ngành cũng đã có nhiều chính sách và nỗ lực trong công tác tuyên truyền để người dân có những cách sử dụng điện hiệu quả hơn.

Khi được hỏi về những thắc mắc vẫn còn tồn tại trong người dân, ông Ngọc Thành cho rằng ngành điện đã có những nỗ lực trong việc gần hơn với người dân, “tuy nhiên đôi khi ta tốt, ta nỗ lực những người dân không thấy được nên người dân vẫn còn thiếu sự thiện cảm đối với ngành điện” vì thiếu sự thông tin của ngành điện đến sâu sát với người dân.

“Điển hình như những vấn đề trong dự luận hiện nay đang có, như việc nhân viên ngành điện ghi sai chỉ số điện, hay những sự nghi ngờ về vấn đề ngành điện làm kinh doanh nên cố tình giam chỉ số để tính tiền cao lên ở những bậc giá sau, hoặc việc áp dụng đo điện từ xa thì người dân không được chứng kiến, vậy làm thế nào để người dân tin tưởng được là việc đo đếm chỉ số ấy sẽ chính xác…”, ông Thành nói.

Trong khi đó, ông Kiên cho rằng: “Nói về từ thiện cảm, thì trong suốt nhiều năm qua, lãnh đạo ngành điện đã có nhiều chương trình để tạo được thiện cảm cho người dân. Ví dụ như việc hiện đại hóa lưới điện, gia tăng chăm sóc khách hàng và rất nhiều các công việc không tên khác để đảm bảo điện được cung cấp đầy đủ cho tất cả các hộ dân. Hiện tại, ngành điện đang lắp đặt điện kế có chức năng thu thập dữ liệu từ xa cho tất cả khách hàng ở TP.HCM. Các điện kế đều có kết quả kiểm định đạt mới thực hiện lắp đặt cho khách hàng. Hàng ngày, hệ thống sẽ tự động đọc chỉ số điện năng của điện kế và hệ thống có cơ chế để kiểm soát đảm bảo chỉ số đọc là chính xác. Ngoài ra, các khách hàng có thể xem chỉ số điện năng qua ứng dụng CSKH EVNHCMC hoặc trên trang web cskh.evnhcmc.vn tại mục Tra cứu Thông tin, Thông tin điện năng sử dụng điện hàng ngày để kiểm tra chỉ số đọc về có chính xác hay không. Tổng công ty sử dụng các chỉ số điện năng này để tính toán tiền điện cho khách hàng. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm các chỉ số này luôn được công khai, minh bạch và chính xác.”

Những nỗ lực của ngành điện

Ông Kiên cho biết, điện lực cả nước nói chung và điện lực TP.HCM nói riêng luôn cố gắng cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng tốt nhất. Hiện nay Tổng Công ty Điện lực TP.HCM đang cung cấp 19 loại hình dịch vụ trực tuyến.

Đến thời điểm này, EVNHCMC đã đáp ứng việc cung cấp 100% các dịch vụ điện trực tuyến, khi khách hàng có yêu cầu về các dịch vụ về điện, khách hàng có thể gửi yêu cầu trực tuyến 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần thông qua tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900.545454 hoặc các ứng dụng. Sau khi khách hàng liên hệ yêu cầu giải quyết các dịch vụ về điện, ngành điện sẽ cử nhân viên đến làm việc trực tiếp với khách hàng và sẽ giải quyết một cách kịp thời, triệt để tất cả các yêu cầu chính đáng về điện của khách hàng.

Những nỗ lực của ngành điện để gần hơn với người dân - Ảnh 3.

Khách hàng có thể gửi yêu cầu trực tuyến 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần thông qua tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900.545454 – Ảnh: TVO

Về ứng dụng chăm sóc khách hàng, hiện nay ngoài việc cung ứng các dịch vụ điện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia Tổng công ty EVNHCMC vẫn tiếp tục cải tiến ứng dụng chăm sóc khách hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về  chất lượng dịch vụ khách hàng ứng dụng EVNHCMC_CSKH khách hàng có thể thanh toán tiền điện ngay trên ứng dụng, tìm điểm thu tiền điện xung quanh, nhận được thông tin đầy đủ hơn về các dịch vụ điện, các hoạt động tri ân khách hàng, các chương trình tích điểm tiêu dùng…

Từ năm 2019 đến nay, ngành điện nói chung và điện lực TP đang gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề đảm bảo an toàn và cung cấp đủ nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. TS Hoàng Xuân Phương cũng đưa ra những giải pháp để giúp tiết kiệm điện, trong đó nổi bật là vấn đề sử dụng những loại năng lượng bền vững ví dụ như điện mặt trời (ĐMT).

Ông Bùi Trung Kiên cũng cho biết: EVNHCMC cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động sử dụng ĐMT, liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp, nhà đầu tư điện mặt trời, các ngân hàng để phối hợp đề xuất cơ chế, chương trình (giảm giá, nâng thời gian bảo hành, chính sách ưu đãi về lãi suất, đầu tư trước trả tiền sau, …) để khuyến khích khách hàng tại TP.HCM tham gia thực hiện.

EVNHCMC đã thông qua Sở Công thương kiến nghị với UBND TP có các cơ chế phát triển như sau: cho phép các đơn vị HCSN: cơ quan, trường học, bệnh viện và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP.HCM tự đầu tư lắp đặt các hệ thống ĐMTMN để sử dụng và bán lại phần còn dư cho ngành điện; Làm việc với các tổ chức tài chính quốc tế để đề xuất các khoản hỗ trợ, viện trợ không hoàn lại cho các chương trình hỗ trợ kinh phí lắp đặt điện mặt trời; Làm việc với các nhà cung cấp thiết bị để triển khai các chương trình ưu đãi dành cho CB-CNVC các cơ quan và công ty nhà nước…

Đồng thời, EVNHCMC phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan tiếp tục kiến nghị, đề xuất có hướng dẫn đối với các vướng mắc trong quá trình triển khai ĐMT như vẫn còn thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện mặt trời trên mái nhà (pin, inverter, …) để hạn chế các sản phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường; quy định về việc xin giấy phép xây dựng, về tải trọng kết cấu mái khi lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà; hướng dẫn về việc xử lý, tái chế tấm pin sau quá trình sử dụng…cộm nhất mà như báo Tuổi Trẻ có đưa thông tin đó chính là việc tiền điện tăng ‘phi mã’ trong những tháng cao điểm.

T.D.V – NGUYÊN HẰNG
TTO