23/11/2024

10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc và cách phòng tránh

10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc và cách phòng tránh

Các triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm tthường là đau thắt bụng, tiêu chảy và nôn mửa…
Hãy đảm bảo mua bánh kem từ nơi sạch sẽ, uy tín, chất lượng /// Ảnh: Shutterstock
Hãy đảm bảo mua bánh kem từ nơi sạch sẽ, uy tín, chất lượng  ẢNH: SHUTTERSTOCK
Sau đây, các chuyên gia thực phẩm tiết lộ những loại thực phẩm không ngờ có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh, theo Best Health.

1. Trứng ốp la không làm chín

Nếu gà mái đẻ bị nhiễm Salmonella có thể lây lan mầm bệnh qua trứng.
Mặc dù hiếm gặp, nhưng trẻ nhỏ, người già hoặc người có hệ miễn dịch yếu nên ăn trứng chín như trứng luộc hoặc trứng chiên, để tiêu diệt mọi vi khuẩn nguy hiểm. Nếu thích ăn trứng ốp la thì phải làm chín trứng.
10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc và cách phòng tránh - ảnh 1

Nên ăn trứng đã chế biến chín  ẢNH: SHUTTERSTOCK

2. Thịt gà

Thịt gà nấu chín, nếu để ở nhiệt độ phòng trong vài giờ, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi.
Vi khuẩn có thể nhân đôi sau mỗi 20 phút ở nhiệt độ phòng. Đừng trữ thức ăn trong khoảng nhiệt độ nguy hiểm từ độ 4,5 độ C đến 60 độ C.
Nếu để thịt gà bên ngoài tủ lạnh hơn 2 giờ, tốt nhất nên vứt bỏ, theo Best Health.

3. Bánh mì thịt

Quan trọng là thịt bỏ vào bánh mì phải chín, những thứ khác như rau, đồ chua… phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt xay như pate dễ bị nhiễm mầm bệnh hơn. Thịt bò và thịt heo xay phải được nấu ở nhiệt độ ít nhất 71 độ C. Còn gà nên nấu ở nhiệt độ 74 độ C, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

4. Cá ngừ

Theo Chính phủ Canada, cá ngừ và bào ngư, nếu không được bảo quản đúng cách trước khi nấu, có thể phát sinh chất độc scombroid – gây ngộ độc thực phẩm. Cá bị nhiễm bệnh có thể có vị cháy hoặc có mùi tanh.
Hãy cất cá tươi vào tủ lạnh càng nhanh càng tốt sau khi mua về, theo Best Health.
Thức ăn thừa nên được hâm nóng kỹ và chỉ ăn trong vòng 2 ngày.

5. Rau sống

Đây không phải là lý do để bạn không tiếp tục ăn rau sống, mà là một lời nhắc nhở quan trọng để rửa thật kỹ trước khi ăn.
Rau sống không được nấu chín, vì vậy cần phải rửa đúng cách, vì mầm bệnh tiềm ẩn ở khắp mọi nơi.
Tiến sĩ Patricia Griffin, từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho biết một số vi khuẩn có thể bám vào rau sống và thậm chí xâm nhập vào bên trong rau.
Chuyên gia dinh dưỡng từ New York (Mỹ) Maria Marlowe khuyên, hãy chọn mua xà lách chắc và giòn, tránh rau bị héo úa, bị úng, vì vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng. Chọn rau mùi không bị rụng lá và không có các đốm nâu hoặc đen.
Rửa sạch rau 3 lần đúng cách trước khi ăn, theo Best Health.

6. Rau mầm

Môi trường oi bức cần cho hạt giống nảy mầm và phát triển cũng là môi trường ưa thích của vi khuẩn.
Tiến sĩ Francisco Diez-Gonzalez, Giám đốc Trung tâm An toàn Thực phẩm tại Đại học Georgia ở Griffin (Mỹ), cho biết: “Việc lây nhiễm thường xảy ra trong hạt giống và khi nó bắt đầu nảy mầm, các tế bào vi khuẩn cũng xâm nhập vào bên trong cây, vì vậy việc rửa bề mặt có thể không hiệu quả”.
Cho đến nay, không có cách nào để trồng rau mầm không có mầm bệnh 100%. Tốt nhất là nhúng vào nước sôi trước khi ăn, heo Best Health.

7. Dưa hấu

Mọi người thường không rửa kỹ vỏ dưa. Nên khi cắt dưa, dao có thể đẩy mầm bệnh vào phần cơm của quả dưa.
Tiến sĩ Diez-Gonzalez nói: “Hãy chà rửa kỹ rồi lau khô trước khi cắt”. Và sau khi cắt thành miếng, hãy cất dưa trong tủ lạnh và chỉ ăn trong vòng 3 ngày.

8. Dưa leo

Dưa leo không được nấu chín nên dễ bị nhiễm mầm bệnh bám trên vỏ. Ngay cả khi đã gọt bỏ vỏ, dưa leo vẫn có nguy cơ nhiễm mầm bệnh, do lưỡi dao sẽ đưa vi trùng từ vỏ vào lát dưa leo sau mỗi lần cắt.
Tiến sĩ Sterling S. Thompson, Chủ tịch Viện tư vấn về An toàn thực phẩm – B&G Safe Food Consulting, Pennsylvania (Mỹ), cho biết: “Những loại thức ăn không nấu có nguy cơ nhiễm mầm bệnh cao hơn so với thức ăn nấu chín”.
Hãy dùng bàn chải chà rửa kỹ dưa leo, lau khô và cắt các vết thâm trước khi cắt lát và ăn.

9. Đậu đỏ

Đậu đỏ có chứa một loại protein gọi là “lectin đậu đỏ” có độc tính.
Hãy ngâm rồi luộc đậu đỏ trong nước sôi trong nửa giờ, để giảm hàm lượng lectin, rồi mới chế biến, theo lời khuyên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ. Nấu lửa nhỏ sẽ không hiệu quả vì nhiệt độ không đủ cao, theo Best Health.

10. Bánh kem

Vấn đề là những món này được nặn kem bằng tay. Trong các thử nghiệm, vi khuẩn staphylococcus có trên da của khoảng 1/4 dân số – nên có thể lây nhiễm vào bánh.
Tiến sĩ Thompson lưu ý rằng vi khuẩn có thể phát triển trong kem sữa nếu bảo quản không đúng cách.
Hãy đảm bảo mua bánh kem từ nơi sạch sẽ, uy tín, được kiểm tra và chứng nhận thường xuyên, theo Best Health.
THIÊN LAN
TNO