27/11/2024

Bảo vệ tiến sĩ ở VN: Hành là chính, chất lượng… hên xui

Nhiều nghiên cứu sinh bảo vệ xong tiến sĩ ở VN phải thốt lên quy trình bảo vệ tiến sĩ VN ngặt nghèo nhất thế giới. Thế nhưng chất lượng lại không tỷ lệ thuận với những quy định rất hình thức mà lại không cần thiết này.

 

Bảo vệ tiến sĩ ở VN: Hành là chính, chất lượng… hên xui

Nhiều nghiên cứu sinh bảo vệ xong tiến sĩ ở VN phải thốt lên quy trình bảo vệ tiến sĩ VN ngặt nghèo nhất thế giới. Thế nhưng chất lượng lại không tỷ lệ thuận với những quy định rất hình thức mà lại không cần thiết này.

 

 

 

Một buổi bảo vệ luận án tiến sĩ theo quy trình của VN /// Đào Ngọc Thạch

Một buổi bảo vệ luận án tiến sĩ theo quy trình của VN   ĐÀO NGỌC THẠCH

 
Qua 10 lần bảo vệ
Vừa qua, nhân sự kiện một nghiên cứu sinh của mình bảo vệ xong luận án tiến sĩ, PGS Tạ Hải Tùng, Giám đốc Trung tâm quốc tế nghiên cứu và phát triển công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS), ĐH Bách khoa Hà Nội, đúc kết: “Bảo vệ tiến sĩ ở ta quy trình phải nói là ngặt nghèo nhất thế giới”. PGS Tùng nêu ví dụ: “Cứ 6 tháng một lần lại phải seminar bảo vệ như bảo vệ tốt nghiệp. Trước khi kết thúc phải làm seminar cấp bộ môn để các thầy cô góp ý . Sửa luận án xong mới được nộp lên trường. Trung bình 4 năm mới xong, vậy là phải 8 – 9 buổi bảo vệ, cộng thêm 1 buổi bảo vệ đề cương”.


Chưa hết, PGS Tùng cho biết, quy trình bảo vệ còn phải qua 3 bước. Bước 1 bảo vệ tại hội đồng cơ sở, nghiên cứu sinh (NCS) phải bảo vệ luận án trước 2 phản biện, 5 ủy viên. Bước 2 là phản biện kín, trường sẽ “bí mật” gửi luận án đến cho 2 nhà khoa học phản biện, và 50 phiếu xin ý kiến nhận xét luận án tóm tắt của NCS. Hai chuyên gia phản biện kín đồng ý, bản tóm tắt luận án được nhận về đủ 15 ý kiến thì quy trình bảo vệ mới được chuyển đến bước 3, tức là bảo vệ ở hội đồng cấp trường. Cũng lại 2 giáo viên phản biện, 5 ủy viên, cũng góp ý  rồi yêu cầu sửa chữa.

 
15 ý kiến nhận xét tóm tắt luận án
PGS Trần Minh Tiến, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN, nhận xét một trong những yêu cầu hình thức nhất trong quy trình bảo vệ luận án tiến sĩ hiện nay là yêu cầu có tối thiểu 15 ý kiến nhận xét bản tóm tắt luận án. Do không phải gửi cho nhà khoa học nào họ cũng phản hồi nên đơn vị đào tạo phải gửi bản tóm tắt đó tới nhiều hơn gấp 2 – 3 lần số lượng để đảm bảo thu về đủ 15 ý kiến nhận xét. Về nguyên tắc thì cơ sở đào tạo phải gửi bản tóm tắt nhận xét tới các nhà chuyên môn nhưng NCS muốn nhanh thì phải tự mình gửi đi, hoặc tự đến gặp người nhận xét để giục họ, nhờ họ gửi phản hồi.
 
 
 
Bảo vệ tiến sĩ ở VN: Hành là chính, chất lượng... hên xui - ảnh 2

Bảo vệ tiến sĩ ở ta quy trình phải nói là ngặt nghèo nhất thế giới

Bảo vệ tiến sĩ ở VN: Hành là chính, chất lượng... hên xui - ảnh 3
 

PGS Tạ Hải Tùng

 

“Yêu cầu này chúng tôi thấy rất hình thức. Bởi bản tóm tắt thì rất sơ lược, nên đọc xong thì các nhà khoa học cũng thường chỉ nhận xét một cách hình thức, cốt là giúp NCS làm đúng thủ tục. Mặt khác, về nguyên tắc, những người được mời nhận xét phải là chuyên gia cùng ngành, nhưng VN mình cộng đồng khoa học thường mỏng, bé, nên chọn được toàn những người cùng ngành là khó vô cùng. Nên thành ra chỉ chọn một cách tương đối”, PGS Tiến bình luận.

Ông Tiến cũng so sánh: “Ở các nước khác, nếu đã yêu cầu mời chuyên gia nhận xét thì phải gửi bản luận án đầy đủ cho họ. Bởi phải đọc bản luận án đầy đủ thì mới có cơ sở mà nhận xét chứ”.
 
Một NCS Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (Hà Nội) cho biết: “Rất nhiều thầy cô phàn nàn về yêu cầu lấy ý kiến nhận xét bản luận án tóm tắt luận án này. Vì về nội dung, giữa luận án và bản tóm tắt có sự khác nhau rất lớn. Thậm chí có thể có việc NCS làm luận án một đằng, bản tóm tắt thể hiện một nẻo. Với công việc nghiên cứu, nếu nhận xét trên bản tóm tắt thì dễ thành võ đoán, nhận xét không phù hợp với thực chất chất lượng luận án, đặt người nhận xét vào thế dễ bị rủi ro. Về cơ bản, yêu cầu này chỉ đáp ứng mỗi mục tiêu là kiểm tra được việc NCS làm đề tài không trùng lặp với các đề tài đã có trong một ngành, chứ không thể nào nhận xét chất lượng luận án qua một bản tóm tắt được”.
 
Theo tiến sĩ Lê Hiếu Học, Viện Kinh tế và quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, việc yêu cầu NCS lấy ý kiến nhận xét của các chuyên gia và tổ chức đối với tóm tắt luận án và coi đó là một yêu cầu bắt buộc cũng thể hiện việc thiếu niềm tin ở thầy hướng dẫn, thiếu niềm tin ở hội đồng đánh giá các cấp nên lấy ý kiến như một cơ chế chia sẻ trách nhiệm.
 
“Qua báo cáo tóm tắt thì khó có thể đánh giá được kết quả nghiên cứu của một luận án”, tiến sĩ Học nói. Ông Học cho rằng: “Quy trình bảo vệ tiến sĩ ở ta thể hiện một nền học thuật ở đó “thiếu niềm tin” cả nhà khoa học và người học”.
 
Quy trình các nước rất đơn giản
PGS Tạ Hải Tùng so sánh: “Châu Âu chỉ có bước 1 và bước 3. Còn Úc chỉ có bước 2, mà ra được đến bảo vệ thì nghĩa là luận án tốt rồi, nên dễ được cho qua. Ngày bảo vệ cứ làm sao ăn mặc cho đẹp, và cười tươi để chụp ảnh, cứ như là đi dự lễ mừng báo công, chứ tuyệt nhiên không áp lực gì cả”.
 
Còn tiến sĩ Lê Hiếu Học cho biết: “Ở các nước tiên tiến, NCS chỉ cần đáp ứng yêu cầu bài báo (một số trường châu Âu chỉ khuyến khích có báo) và thầy hướng dẫn thấy đạt sẽ cho bảo vệ. Khi bảo vệ được trước hội đồng là qua. Thậm chí như ở Hà Lan, nội dung luận án chính là các bài báo của NCS gộp lại. Bởi họ đề cao tính “tự chịu trách nhiệm” của giảng viên hướng dẫn”.

 

QUÝ HIÊN