Hơn 80 người Việt chết đột ngột tại Nhật từ năm 2012
Các chuyên gia Nhật Bản kêu gọi chính phủ có biện pháp nhằm bảo vệ thực tập sinh nước ngoài trước tình trạng áp lực nặng nề và làm việc quá sức.
Hơn 80 người Việt chết đột ngột tại Nhật từ năm 2012
Các chuyên gia Nhật Bản kêu gọi chính phủ có biện pháp nhằm bảo vệ thực tập sinh nước ngoài trước tình trạng áp lực nặng nề và làm việc quá sức.Bài vị một người Việt tại chùa Nisshinkutsu ở Tokyo CHỤP MÀN HÌNH ASAHI SHIMBUN
Tờ Nikkei Asian Review dẫn số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho hay 4.226 trong số 5.966 nơi làm việc bị cáo buộc giam lương thực tập sinh hoặc buộc họ làm quá giờ. Đó là chưa kể tình trạng lừa đảo hoặc ép làm những công việc nguy hiểm, không có trong hợp đồng. Theo báo cáo của chính phủ Nhật, 4 công ty tại nước này đã sử dụng thực tập sinh nước ngoài, bao gồm cả người Việt, dọn rác phóng xạ tại Fukushima, khu vực hứng chịu khủng hoảng rò rỉ hạt nhân sau thảm hoạ động đất/sóng thần năm 2011. Trong số này, một công ty ở tỉnh Iwate còn bị phát hiện không trả phụ cấp với tổng số tiền 1,5 triệu yen cho 3 thực tập sinh và đã bị cấm nhận thực tập sinh nước ngoài trong vòng 5 năm tới.
Nạn lợi dụng nhân thân người Việt lừa đảo ở Nhật
Hãng tin Jiji Press dẫn số liệu từ cảnh sát Nhật Bản cho hay trong giai đoạn tháng 1 – 8.2018, có tới 144 thiết bị điện thoại di động đứng tên người Việt bị sử dụng trong các vụ lừa đảo, chiếm tỷ lệ 30%. Theo nhà chức trách, các nhóm tội phạm, gồm cả người Nhật lẫn người Việt, lợi dụng những người Việt mới sang, chưa rành ngôn ngữ để lấy thông tin nhân thân của họ nhằm lừa đảo.
Trong vụ mới đây, một người VN ngoài 30 tuổi đọc thấy tin quảng cáo trên Facebook về dịch vụ làm trung gian hỗ trợ người không biết tiếng Nhật ký hợp đồng mua điện thoại. Sau khi liên lạc với dịch vụ này, anh được một đồng hương dẫn đến cửa hàng và đưa hộ chiếu, thẻ cư trú cùng sổ ngân hàng cho người này để đăng ký. Sau khi mua được điện thoại thông minh, anh còn trả cho người trung gian 5.000 yen (hơn 1 triệu đồng). Tuy nhiên, người này sau đó tá hoả khi cảnh sát liên lạc và cho biết một điện thoại khác đăng ký bằng tên anh đã được sử dụng để lừa đảo một cụ bà ở Tokyo. Giới điều tra nghi ngờ người trung gian nói trên đã lén dùng thông tin của đồng hương để mua thêm điện thoại và bán lại cho nhóm lừa đảo hoặc chính người này là thành viên của nhóm.
“Nhiều người Việt lạ nước lạ cái và không được hỗ trợ đầy đủ đã phải tìm đến các dịch vụ mờ ám rồi trở thành nạn nhân. Những lỗ hổng của chương trình thực tập sinh kỹ năng và du học (tại Nhật) đang khiến tỷ lệ tội phạm gia tăng”, ông Akiyoshi Naito, một nhà tư vấn chuyên giúp đỡ người Việt cư trú tại Nhật, nhận định với Jiji Press.
Văn Khoa
|
KHÁNH AN – PHÚC DUY