04/01/2025

Nghiên cứu: Trung Quốc xem Đức, châu Âu là cửa ngõ dẫn đến lãnh đạo toàn cầu

Nghiên cứu: Trung Quốc xem Đức, châu Âu là cửa ngõ dẫn đến lãnh đạo toàn cầu

Báo cáo Tổ chức Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ (FDD, Mỹ) cho rằng Trung Quốc khai thác năng suất, nguồn lực và sự đổi mới của các quốc gia khác vì lợi ích riêng nhằm mục tiêu vươn lên dẫn đầu thế giới
Chính phủ Đức quyết bảo vệ các công ty trong lĩnh vực y tế trước nguy cơ bị nước ngoài, nhất là Trung Quốc, thâu tóm /// Reuters
Chính phủ Đức quyết bảo vệ các công ty trong lĩnh vực y tế trước nguy cơ bị nước ngoài, nhất là Trung Quốc, thâu tóm  REUTERS
Cụ thể, báo cáo của FDD cho biết Trung Quốc xem Đức và cùng các nước châu Âu là chiến trường quan trọng để vươn tới vị thế dẫn đầu toàn cầu, theo đài Fox News.
Chuyên gia FDD, bà Emily de la Bruyere cho biết: “Trung Quốc xem châu Âu là chiến trường trong viễn cảnh chiến tranh thế giới thứ 3 bùng nổ và Đức là trụ cột trong trận chiến đó. Nếu Trung Quốc có thể thắng Đức, tức thắng được toàn bộ châu Âu và trở thành vô địch thế giới ”.
Kế hoạch quốc gia “Trung Quốc 2025” đặt mục tiêu Trung Quốc nắm giữ các mạng viễn thông hiện đại, tiêu chuẩn kỹ thuật và nền tảng công nghệ hiện đại để hình thành nền tảng của nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21. “Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc phải thu hoạch từ nơi khác”, bà Bruyere nói.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố “Trung Quốc 2025” chỉ là một phần của hàng loạt mục tiêu sẽ hoàn tất vào năm 2049, tức kỷ niệm 100 năm quốc khánh.
Bà Bruyere lưu ý Bắc Kinh tin rằng Đức sẽ cung cấp nhiều công nghệ tiên tiến mà Trung Quốc cần để đạt được mục tiêu 2025 và ít đối mặt sự phản kháng gay gắt so với Mỹ.
“Trung Quốc xem Đức là mục tiêu phù hợp vì đánh giá Berlin có cách tiếp cận thực dụng đối với các vấn đề toàn cầu. Trung Quốc có thể tận dụng các ưu đãi về thị trường và kinh tế của mình để đảm bảo rằng Đức sẽ phù hợp với định hướng của Bắc Kinh”, bà Bruyere nhận xét.
Trung Quốc ồ ạt đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cảng và cơ sở hậu cần ở châu Âu để tạo cho lợi thế cạnh tranh trong nền thương mại toàn cầu.
Bên cạnh đó, Trung Quốc tận nguồn lực dân sự để phục vụ mục đích quân sự, chẳng hạn mua lại các công ty ở nước ngoài để thâu tóm công nghệ rồi sau đó chuyển đổi thành vũ khí hoặc công nghệ hạt nhân tiên tiến.
The FDD, điều đáng lo ngại nhất là Trung Quốc rõ ràng thao túng các cơ quan quốc tế. Chẳng hạn, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được cho là phục vụ lợi ích của Trung Quốc nhiều hơn các thành viên khác. Trong khi Liên Hiệp Quốc vừa bầu Trung Quốc vào Tòa án Nhân quyền Quốc tế, giúp tăng cường quyền phủ quyết của Bắc Kinh.
Báo cáo đề xuất các biện pháp để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc. Một trong số đó là cải tổ NATO để tăng cường năng lực đối phó Trung Quốc, thay vì chỉ tập trung vào Nga.
Trung Quốc âm thầm theo đuổi kế hoạch chiến lược trong nhiều thập niên mà không bị kiểm soát và có vẻ như phương Tây đang thức tỉnh, theo FDD.
Chẳng hạn, chính phủ Đức cùng một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác như Ý, Tây Ban Nha và Ba Lan đang áp dụng các biện pháp đề phòng nguy cơ nước ngoài, nhất là Trung Quốc, thâu tóm doanh nghiệp gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19.
Chính phủ các nước EU đồng thời siết chặt quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, quốc phòng và công nghệ để bảo vệ lợi ích quốc gia.
PHÚC DUY
TNO