24/11/2024

Muốn tách đất cho con cái, bảo lập quy hoạch 500 là không khả thi

Muốn tách đất cho con cái, bảo lập quy hoạch 500 là không khả thi

Bà Phạm Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Quản lý Đô thị Q.9, nêu vướng mắc trên tại tọa đàm “Tháo treo cho đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới” do báo Thanh Niên tổ chức sáng 13.10.
Quy định chuyển đổi tối đa 10% đất ở đối với đất nông nghiệp hiện không còn phù hợp thực tế đô thị tại Quận 9 /// Ảnh: Độc Lập
Quy định chuyển đổi tối đa 10% đất ở đối với đất nông nghiệp hiện không còn phù hợp thực tế đô thị tại Quận 9  ẢNH: ĐỘC LẬP
Theo quy định, diện tích tách thửa đất quận 9 tối thiểu là 50 m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4 m. Quận 9 là một trong 3 quận sẽ được quy hoạch thành thành phố ở khu đông trong tương lai nên tốc độ đô thị hóa tại địa phương phát triển rất nhanh. Hiện Quận 9 theo phân nhóm của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM chỉ có 2 loại đất hỗn hợp là đất hỗn hợp có ở gồm thương mại dịch vụ chung cư và công trình công cộng (hoặc cây xanh, hoặc giao thông) và đất hỗn hợp không có chung cư, thương mại dịch vụ và công trình công cộng khác. Hai loại đất hỗn hợp này chiếm khoảng 236 ha trên địa bàn Quận 9. Đất dân cư xây dựng mới có hai dạng: loại thấp tầng có đường sá giao thông đầy đủ vẫn cấp phép quyền sử dụng đất là đất ở, cấp phép xây dựng cho dân đầy đủ; còn lại khu vực dân cư xây dựng mới nhà cao tầng, một số dự án mới chung cư đã triển khai, một số chưa có dự án với khoảng 36 ha.

Vướng tách thửa đất dân cư hiện hữu, đất nông nghiệp kết hợp kinh tế vườn

Chỉ phân hai loại đất, tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Thanh Bình, Quận 9 đang vướng trong tách thửa loại hình đất khác không thuộc vào hai dạng trên, tập trung ở khu vực Long Phước, đó là đất nông nghiệp kết hợp nhà kinh tế vườn, đất du lịch sinh thái. Bà Thanh Bình nói: Việc tách thửa đối với dạng đất này còn khó khăn hơn hai loại đất nói trên. Cụ thể, theo quy hoạch, chỉ được chuyển tối đa 10% là đất ở, còn lại phục vụ cho nông nghiệp và mục đích khác. Quy định này nay hoàn toàn không phù hợp thực tế nữa và Quận đã kiến nghị gửi UBND TP.HCM và các sở ban ngành về vấn đề này lâu nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
Muốn tách đất cho con cái, bảo lập quy hoạch 500 là không khả thi - ảnh 1

Bà Phạm Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Đô thị Quận 9 Ảnh: Độc Lập

Thứ hai, theo quy định của Quyết định 60, các sở ngành yêu cầu phải lập đồ án quy hoạch 1/500 làm cơ sở cho việc tách thửa. Điều này khó vì đất mỗi người dân chỉ có vài trăm mét, đất của Quận 9 cũng có vài khu đất lớn nhưng để lập đến quy hoạch 1/500 để tách thửa là điều không khả thi. “Nhu cầu của người dân chỉ là tách thửa cho con cái làm nhà cửa. Yêu cầu dân lập quy hoạch mới được tách thửa là không đúng pháp luật về quy hoạch, nhưng nhà nước đứng ra lập cũng khó hơn vì miếng đất nhỏ lẻ nằm rải rác trên địa bàn…”, bà Thanh Bình giải thích.
Thứ 3, việc lập quy hoạch của Quận 9 chủ yếu dựa vào quy chuẩn trong xây dựng. Trong khi đó, việc phân định loại đất hiện hữu, đất dân cư mới và đất hỗn hợp còn không rõ ràng, nên việc “ứng xử” với từng loại đất trong quản lý tách thửa cũng còn nhiều lúng túng. Chẳng hạn, việc quy định bảo đảm đầy đủ hạ tầng xã hội hiện đang là “khó khăn nhất trên địa bàn quận”. Bà Bình giải thích, người dân tại khu dân cư hiện hữu có thể hỗ trợ đầu tư làm hạ tầng kỹ thuật về giao thông, hệ thống thoát nước đúng yêu cầu nhưng hạ tầng xã hội về y tế, cây xanh, giáo dục… là điều khó thực hiện nên việc tách thửa cũng theo đó mà tắc theo. Kế đó, khi đầu tư hạ tầng, người dân cần thực hiện theo quy trình thế nào. Hiện theo văn bản số 914 hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM thì muốn làm hạ tầng để được tách thửa, ngưởi dân phải trình lên sở, sở duyệt mới chuyền về quận để làm. Quy định này hiện đang gây mất nhiều thời gian, kéo dài thời gian, gây khó khăn cho người dân…

Tháo nút thắt Quyết định 60

Từ những khó khăn vướng mắc trên, đại diện Quận Thủ Đức kiến nghị, Hội đồng nhân dân, UBND TP.HCM và các sở ngành phải sớm xem xét điểu chỉnh lại quy định theo Quyết định 60 đối với vấn đề tách thửa đất nông nghiệp kết hợp kinh tế vườn – loại hình khá đặc thù của địa phương.
Thứ hai, kiến nghị thành phố, sở ban ngành có thể điều chỉnh giảm quy chuẩn đối với công trình hạ tầng xã hội trong khu dân cư hiện hữu, giảm điều kiện xuống, có thể thấp hơn so với quy chuẩn đối với khu dân cư mới. Lý do, đất hiện hữu có người dân ở hiện đã tương đối ổn định, không thể bố trí thêm các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật mới đầy đủ theo chuẩn khu dân cư xây dựng mới. Đặc biệt, với dân cư hỗn hợp có những khu đất lớn, gần nút giao tạo động lực phát triển việc áp dụng các quy định theo Quyết định 60 càng khó khăn hơn.
Bà Phạm Thị Thanh Binh nói: “Quy hoạch được lập từ 2013 đến nay đã hơn 7 năm, có quá nhiều thay đổi, thực tế nhiều quy định không còn phù hợp quy hoạch cũ nữa. Quận kiến nghị nhiều lên thành phố và các sở ngành điều chỉnh sửa đổi các quy định trong tách thửa, làm thế nào để việc tách thửa bảo đảm đúng luật, vừa bảo đảm quyền của người dân trên đất đai của họ. Những vướng mắc của Quận 9 đã được thành phố chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch kiến trúc… báo cáo và có đề xuất để điều chỉnh Quyết định 60, khoanh vùng các nơi chưa phù hợp để sớm điềm chỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Thực tế, khi phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố, Quận 9 đã rà soát rất nhiều với 13 phường trên địa bàn quận, xem xét tất cả và đã có báo cáo đầy đủ. Rất mong thành phố và các sở ngành sớm điều chỉnh để công tác quản lý tách thửa đất đai trên địa bàn quận được tốt hơn, đặc biệt tạo thuận lợi cho dân”.
NGUYÊN NGA
TNO