“Vẽ” lại bức tranh du lịch
Những thành tựu trong công tác phòng chống dịch
Covid-19 được đánh giá là “vũ khí” để ngành du lịch Việt Nam mở rộng thị trường khách, lột xác sau dịch bệnh, nhất là du lịch khám chữa bệnh.
Đã có dấu hiệu một số tập đoàn công nghệ lớn của thế giới di dời nhà máy sản xuất tại Trung Quốc sang Việt Nam từ trước dịch. Chỉ cần một “ông” công nghệ như Apple, như Samsung sang Việt Nam, sẽ thay đổi sâu về GDP, công ăn việc làm, mức thu nhập của người dân. Tính lan tỏa của một dự án đầu tư nước ngoài cực kỳ quan trọng và tạo tiền đề để “lột xác” không chỉ với ngành mà với vùng nơi nhà đầu tư đặt nhà máy.
Theo TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, không phải chỉ đến khi dịch bệnh bùng phát, những thành tựu về y tế của Việt Nam mới được biết đến. Từ lâu, Việt Nam đã là một trong những điểm sáng về lĩnh vực du lịch nha khoa. Nhiều người nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều, đã thực hiện những tour du lịch kết hợp làm răng thẩm mỹ vì dịch vụ của Việt Nam chất lượng tốt, có uy tín, giá cả cạnh tranh.
Bản thân người nước ngoài, trong đó có đại sứ Pháp tại Việt Nam, sau khi được điều trị khỏi bệnh đã dành rất nhiều lời khen ngợi cho đội ngũ y bác sĩ, chất lượng, dịch vụ y tế của chúng ta qua những trải nghiệm của chính họ. Nối tiếp thành công của du lịch nha khoa, điều này sẽ càng minh chứng cho chất lượng của ngành y tế Việt Nam và là cơ hội để quảng bá rộng rãi uy tín khám chữa bệnh của Việt Nam, nâng du lịch y tế, du lịch khám chữa bệnh tốt hơn nữa.
“Bên cạnh đó, việc cả ngành y tế Việt Nam đang dồn hết tâm sức, trí tuệ để chăm sóc, tìm đủ mọi điều kiện để cứu sống phi công người Anh – bệnh nhân thứ 91 – mà không bàn đến chi phí, không chỉ khiến người Việt cảm động mà thế giới cũng cảm động. Câu chuyện này thật sự sẽ tô đậm thêm hình ảnh con
người Việt Nam nhân văn, nghĩa tình, giúp bạn bè quốc tế thêm yêu mến và muốn tìm đến khám phá, cảm nhận thêm giá trị, con người, mảnh đất mang tên Việt Nam”, ông Nam dẫn chứng và lưu ý bên cạnh khám bệnh tốt, chữa bệnh khỏi, du khách sẽ đòi hỏi tiện nghi và dịch vụ phải ở một đẳng cấp nhất định. Do đó, cần phải chú ý đến khả năng đáp ứng của ngành y tế, vì không thể biến các cơ sở khám chữa bệnh bình dân thành cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh quốc tế, phục vụ khách du lịch.
Du lịch là một trong những ngành nghề phải lột xác sau dịch ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
|
Nhìn trên tổng thể, TS Lương Hoài Nam cho rằng, thị trường du lịch sau dịch Covid-19 sẽ bước vào trạng thái “bình thường” mới. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là nhiệm vụ bắt buộc ngành du lịch phải lột xác, theo kiểu “thay đổi hoặc chết”.
“Không thể bán cho khách châu Âu, Bắc Mỹ những sản phẩm như cho thị trường Trung Quốc. Mỗi địa phương phải rà soát, định hình, định hướng thị trường để xây dựng sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với “khẩu vị” của dòng khách mới. Hệ thống phân phối, công tác quảng bá cũng phải thay đổi hoàn toàn. Du lịch thay đổi cũng sẽ kéo theo giao thông vận tải bao gồm cả hàng không, đường sắt, xe khách liên tỉnh… cũng như nhiều ngành nghề khác cùng lột xác theo”, ông Nam nhấn mạnh.
Sản xuất gạo bán cho “nhà giàu”
TS Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong, cho rằng ngành nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng có cơ hội “lột xác” cao nhất sau đại dịch Covid-19. Ngoài yếu tố môi trường, nhu cầu ăn uống, sử dụng thực phẩm an toàn của
thế giới sẽ ngày càng cao hơn. Đó là vấn đề mà ngành nông nghiệp trong nước phải lưu ý và chuyển hướng.
Gần 5 triệu lao động mất việc, tạm nghỉ… vì dịch Covid-19
Tại buổi họp báo tổ chức sáng 24.4 về tình hình lao động việc làm quý 1, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT) Phạm Quang Vinh cho biết tính đến giữa
tháng 4, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất, với hơn 1,2 triệu; ngành bán buôn, bán lẻ với hơn 1,1 triệu lao động; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống với gần 740.000 lao động. Bên cạnh đó, khoảng 84,8% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn. Doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu tổn thương nhiều hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê), cho biết thêm số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1 là gần 1,1 triệu người, tăng 26.100 người so với quý trước và tăng 26.800 người so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, tốc độ tăng thu nhập của
người lao động so với cùng kỳ năm trước chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng thu nhập của quý 1/2019. Anh Vũ
Chẳng hạn với gạo, chúng ta tự hào là quốc gia có xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, nhưng giống lúa của chúng ta chất lượng thấp quá, không cạnh tranh được về giá và gạo của Việt Nam hiện vẫn bán đi cho các quốc gia nghèo hơn là quốc gia phát triển. Sản xuất phải dành thời gian tái tạo để tiếp tục phát triển bền vững, để hạt gạo, hạt cà phê, con tôm, con cá mới có chất lượng và không bị “soi mói” khi xuất khẩu. Cơ hội thay đổi sau dịch chỉ thành công với ngành nông nghiệp khi chúng ta thay đổi được cách sản xuất manh mún, có quy mô, bền vững và có thương hiệu.
Bên cạnh đó, Việt Nam phải có nông sản chế biến, nông sản chất lượng cao, có thương hiệu đủ mạnh để đứng độc lập, bán giá cao cho các nước có nền
kinh tế phát triển.
“Cà phê của Việt Nam xuất khẩu số 1 thế giới, được Starbucks, Nestle mua thô về, chế biến đóng gói gắn thương hiệu của họ, bán giá gấp 5, gấp 10, thậm chí gấp 20 lần đã xảy ra vì họ có thương hiệu tốt. Với hạt gạo cũng vậy, đợt dịch này mới lộ rõ mặt hạn chế của chúng ta trong quản lý điều hành sản xuất và
xuất khẩu gạo. Nỗi lo về an ninh lương thực thế giới vẫn còn đó, gạo Thái Lan tiếp tục bán giá cao ngất, cách xa chúng ta cả quãng đường, trong khi Việt Nam loay hoay việc ngưng hay cho xuất khẩu tiếp”, TS Phùng Đức Tùng nói và cho rằng Thái Lan ngoài việc có sản phẩm gạo chất lượng cao, giá trị hạt gạo của họ cao hơn gạo Việt Nam còn vì cách tổ chức sản xuất, gieo trồng bền vững, có quy mô bài bản chứ không manh mún và khai thác kiểu “vắt kiệt” sức đất như gạo Việt. Vì vậy “phải thay đổi giống lúa, không tập trung quá nặng về lượng mà là chất để bán gạo cho “nhà giàu”, TS Phùng Đức Tùng nhấn mạnh.
Dịch vụ giao nhận, trực tuyến có “trớn” tăng trưởng
Chuyên gia kinh tế Đỗ Hòa, Giám đốc Công ty tư vấn Tinh Hoa Quản Trị, nhận định sự tăng trưởng của các dịch vụ giao nhận hàng hóa, giao nhận thức ăn… mùa dịch bệnh là mang tính tình huống, trong bối cảnh mọi người hạn chế ra ngoài và buộc phải tìm đến các dịch vụ “làm giùm”. Tuy nhiên, đây là cơ hội để các công ty công nghệ giới thiệu sản phẩm của mình tới những đối tượng khách hàng mới, đồng thời nâng cấp, đa dạng dịch vụ để phục vụ tốt hơn nhóm đối tượng khách hàng thân quen.
Bên cạnh đó, người dùng không chỉ thay đổi thói quen mua hàng mà còn thay đổi cả thói quen thanh toán. Hạn chế tiếp xúc, hạn chế sử dụng tiền mặt, đây là cơ hội để vận động người dân, phát triển
thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt. “Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là chất lượng, dịch vụ mới giữ được người “dùng thử” ở lại”, vị này lưu ý.
Đồng quan điểm, chuyên gia tư vấn đầu tư Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn RBNC (phụ trách thị trường Mỹ và châu Á Thái Bình Dương), bổ sung ngay thói quen hội họp, hội thảo online đã được phát huy “hết công suất”. Nếu dịch vụ giao nhận tận nhà mang lại tiện ích cho mỗi cá nhân, gia đình thì những cuộc hội họp trực tuyến, online kèm công cụ sử dụng mới được tận dụng tối đa trong kỳ dịch này và tạo thói quen không ít cho doanh nhân, các tổ chức, doanh nghiệp. Sau dịch, đây là cơ hội để giảm thiểu nhiều khoản chi phí lớn cho doanh nghiệp.