27/11/2024

Mập mờ “chế biến, sơ chế…”, doanh nghiệp khổ

Thay vì được áp dụng mức thuế thu nhập ưu đãi 15% cho các doanh nghiệp thuỷ sản chế biến thì nhiều cơ quan thuế địa phương vẫn áp mức 20% như thông thường.

 

Mập mờ “chế biến, sơ chế…”, doanh nghiệp khổ

Thay vì được áp dụng mức thuế thu nhập ưu đãi 15% cho các doanh nghiệp thuỷ sản chế biến thì nhiều cơ quan thuế địa phương vẫn áp mức 20% như thông thường.
 
 
 
 
 

Nhiều DN chế biến thủy sản có nguy cơ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế nhiều năm qua  /// Ảnh: Công Hân

Nhiều DN chế biến thuỷ sản có nguy cơ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế nhiều năm qua   Ảnh: Công Hân

 

 

Hấp chín là sơ chế hay chế biến ?

Hiện nay không có quy định rõ ràng nào nên khi cục thuế các địa phương xem xét đều đưa hết tất cả sản phẩm thủy sản về mặt hàng “sơ chế”

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP

Giữa tháng 12 vừa qua, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sảnViệt Nam (VASEP) gửi công văn đến Bộ Kế hoạch – Đầu tư cùng Văn phòng Chính phủ báo cáo thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) bị các cơ quan ngành thuế áp mức thuế suất cho hàng thủy sản là sơ chế với mức thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 20% trong khi đa số là các sản phẩm đã qua chế biến, được phép áp dụng mức thuế suất 15% theo Thông tư 96/2015 của Bộ Tài chính.

Cụ thể, theo công văn gửi Bộ NN-PTNT cùng VASEP từ tháng 2.2019, Công ty cổ phần thủy sản Bến Tre cho biết các sản phẩm được chế biến của công ty gồm 3 dạng. Đó là nhóm sản phẩm thủy hải sản đã trải qua các công đoạn chế biến nhưng thành phẩm vẫn còn là hàng tươi sống đông lạnh (không tẩm ướp gia vị và không có sự phối trộn nhiều nguyên phụ liệu) như sản phẩm cá tra fillet đông lạnh, tôm sú nguyên con đông lạnh, mực cắt khoanh đông lạnh.
 
Thứ hai là nhóm sản phẩm đã trải qua các công đoạn chế biến từ nguyên liệu tươi sống thành sản phẩm chín (có thể ăn ngay được) nhưng không tẩm ướp gia vị và không có sự phối trộn nhiều loại nguyên phụ liệu như sản phẩm nghêu nguyên con hấp đông lạnh, nghêu thịt hấp đông lạnh, bạch tuộc hấp đông lạnh. Thứ ba là nhóm sản phẩm đã trải qua các công đoạn chế biến giá trị gia tăng phối trộn từ nhiều nguyên phụ liệu hoặc tẩm ướp gia vị thành sản phẩm tươi sống hoặc chín (có thể ăn ngay được) như sản phẩm chả cá đông lạnh, tôm surimi, khô các loại tẩm gia vị…
 
“Các nhóm sản phẩm trên đều trải qua các công đoạn chế biến theo quy trình công nghệ được đăng ký với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Nam bộ. Đồng thời được chế biến bởi người lao động và các hệ thống máy móc thiết bị, nhà xưởng tương ứng, đáp ứng đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, có được xem là hoạt động chế biến thủy sản không? Thu nhập từ hoạt động chế biến của các sản phẩm này có được áp dụng mức thuế suất TNDN ưu đãi 15% không?”, công ty này đặt câu hỏi.
 
Hay Công ty cổ phần thực phẩm Bạn & Tôi (Long Xuyên, An Giang) trong tháng 11.2019 cũng có công văn gửi VASEP cho rằng thật sự bối rối không biết rằng DN mình (chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu) thuộc diện áp dụng thuế TNDN ưu đãi 15% hay 20%. Trong khi tham khảo các DN cùng ngành ở các địa phương khác nhau thì việc áp dụng mức thuế không đồng nhất. “Việc áp dụng không thống nhất mức thuế suất giữa các DN chế biến trong cùng lĩnh vực là sự thiếu công bằng, làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh”, Giám đốc Công ty Bạn & Tôi Võ Quốc Hưng nhấn mạnh.

Thuế cứ áp mức cao nhất

 “Đây là vấn đề rất lớn của ngành thủy sản và hàng ngàn DN ở các địa phương nên các bộ ngành liên quan cần sớm giải quyết ngay. Nên quy định chỉ phân biệt là DN thủy sản hoạt động thương mại hay sản xuất. Nếu là DN sản xuất thì được áp dụng cùng mức thuế ưu đãi như nhau. Vì ngày nay nhu cầu sử dụng sản phẩm chế biến khá đa dạng, không phải là biến đổi hoàn toàn từ nguyên liệu ban đầu mới được gọi là chế biến mà đó chỉ là chế biến sâu, làm tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm…”.

LS Trần Xoa

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP, trước đây khi UBND tỉnh Kiên Giang có công văn nêu vướng mắc về ưu đãi thuế TNDN tại tỉnh này, Tổng cục Thuế có Công văn 1981 ngày 13.2.2018 trả lời về chính sách thuế TNDN gửi UBND tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, công văn này hay một số văn bản hướng dẫn của ngành tài chính vẫn chưa có cơ sở vững chắc thế nào là sơ chế và thế nào là chế biến, chưa giải thích được sản phẩm như thế nào sẽ được coi là “sản phẩm khác với nguyên liệu đầu vào”. Tại cuộc họp ngày 1.4.2019 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành với đại diện các hiệp hội ngành nông nghiệp, đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết do các định nghĩa và phân loại về sản phẩm sơ chế và chế biến trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và lĩnh vực chế biến thực phẩm nói chung vẫn còn chưa rõ ràng, đầy đủ cho công tác thực thi, dẫn tới khi áp thuế TNDN cho các DN thì cục thuế các địa phương thường áp dụng mức cao nhất.

“Hiệp hội kiến nghị nhằm thực hiện tốt chủ trương khuyến khích phát triển nông – thủy sản của nhà nước, giúp việc hiểu và áp dụng thống nhất quy định ưu đãi về thuế TNDN giữa các đơn vị và góp phần giúp DN giảm chi phí sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đề nghị Bộ NN-PTNT có giải pháp phù hợp để giải quyết bất cập này ngay. Chẳng hạn có thể ban hành văn bản để định nghĩa rõ các thuật ngữ “sản phẩm chế biến” và “sản phẩm sơ chế”, thay vì hiện nay không có quy định rõ ràng nào nên khi cục thuế các địa phương xem xét đều đưa hết tất cả sản phẩm thủy sản về mặt hàng “sơ chế”…”, ông Nguyễn Hoài Nam nói.
 
Luật sư Trần Xoa, Chủ tịch Công ty luật Minh Đăng Quang chuyên về các vấn đề thuế, nhận định vướng mắc giữa cơ quan thuế và các DN thủy sản về thuế suất thuế TNDN trên đã kéo dài nhiều năm và không chỉ ở một tỉnh thành nào. Nếu bị truy thu thuế và phạt chậm nộp từ năm 2016 đến nay thì số tiền sẽ rất lớn. Có DN sẽ rơi vào tình trạng từ lãi chuyển sang lỗ và nếu DN đang khó khăn có thể phải ngưng hoạt động vì hết tiền. Trong khi đó, DN thủy sản cũng là các đơn vị đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu hằng năm củaViệt Nam, mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.
 
 
 
MAI PHƯƠNG 

TNO