28/11/2024

Dựng lại thói quen đi xe đạp

Hệ thống xe đạp công cộng là một trong những giải pháp giúp TP.HCM giải quyết “vấn nạn” ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Sở GTVT TP đang kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương thí điểm dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng do Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Trí Nam đề xuất.

 

Dựng lại thói quen đi xe đạp

Hệ thống xe đạp công cộng là một trong những giải pháp giúp TP.HCM giải quyết “vấn nạn” ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Sở GTVT TP đang kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương thí điểm dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng do Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Trí Nam đề xuất.

 

 

 

Sinh viên sử dụng 
xe đạp công cộng tại 
Đại học Quốc gia TP.HCM ///  Ảnh: Đậu Tiến Đạt

Sinh viên sử dụng xe đạp công cộng tại Đại học Quốc gia TP.HCM   Ảnh: Đậu Tiến Đạt

 

 
Hệ thống xe đạp công cộng là một trong những giải pháp giúp TP.HCM giải quyết “vấn nạn” ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Sở GTVT TP đang kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương thí điểm dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng do Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Trí Nam đề xuất.

“Hút” khách cho xe buýt

TP đang nghiên cứu thí điểm 2 tuyến đường ưu tiên cho xe buýt, xe đạp công cộng sẽ là phương án hiệu quả gom khách, hút khách cho xe buýt, thúc đẩy giao thông công cộng cho TP

Ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP

Theo dự án “Thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng Mobike trên địa bàn TP.HCM” của Công ty Trí Nam, trong giai đoạn năm 2019 – 2020, công ty dự kiến đầu tư 800 – 1.000 xe bố trí tại 70 – 80 vị trí ở khu vực Q.1. Nhờ áp dụng triệt để khoa học công nghệ, người dùng có thể đặt xe trước thông qua ứng dụng di động, website và sử dụng quét mã QR code hoặc dùng thẻ từ để mở khóa xe tại trạm. Người dùng có thể mua và gửi vé cho tài khoản khác (thành viên gia đình, mua hộ) thông qua số điện thoại hoặc tài khoản có trong danh bạ. Nhà đầu tư đề xuất 2 loại vé theo thời gian: 5.000 đồng/30 phút và 10.000 đồng cho 60 phút thuê xe. Từ 1 – 3 tháng đầu, để khuyến khích người dân sử dụng, công ty sẽ triển khai chương trình miễn phí 15 phút sử dụng đầu tiên. Trong các giai đoạn tiếp theo, các loại vé sẽ được nghiên cứu đa dạng thành nhiều loại theo ngày/tháng/quý/năm, đồng thời mở rộng các mốc thời gian như 15 phút, 30 phút… để đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dân. Mỗi khách hàng sẽ được đăng ký tài khoản và kết nối thanh toán trên ứng dụng di động/website thông qua nhiều kênh như thẻ tín dụng, thẻ ATM, tài khoản ngân hàng, chuyển khoản hoặc nạp tiền trực tiếp hoặc có thể tích hợp với một số kênh thanh toán trực tuyến khác.

Bên cạnh đó, Công ty Trí Nam còn đề xuất ứng dụng Blockchain vào thanh toán dịch vụ Mobike. Đại diện công ty đánh giá đây được xem là “chìa khóa” cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai. “Diện tích trung bình của 1 vị trí đậu xe từ 10 – 15 m2. Mỗi vị trí sẽ có khoảng 10 – 20 xe và số lượng xe mỗi vị trí có thể thay đổi cho phù hợp với không gian và mật độ sử dụng. Hệ thống xe đạp công cộng này sẽ được bố trí trên vỉa hè của một số tuyến đường trung tâm tại Q.1, gần với các điểm dừng xe buýt (trạm dừng, nhà chờ) lưu lượng lớn nhằm đảm bảo người dân có thể đi bộ và tiếp cận dịch vụ một cách thuận lợi”, vị đại diện nói.
 
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP, đánh giá phát triển loại hình xe đạp công cộng để hỗ trợ kết nối các phương thức vận tải hành khách công cộng khác như xe buýt là cần thiết. Hiện nay, ngoài nguyên nhân lớn nhất là không đảm bảo đúng giờ, người dân chưa mặn mà với xe buýt là do tính kết nối. Với đặc thù đô thị nhiều ngõ, hẻm, muốn đi tới bến xe buýt thường phải đi bộ. Tuy nhiên hẻm thì đôi khi không có vỉa hè, đường có vỉa hè thì bị lấn chiếm, thời tiết thì nắng mưa thất thường… khiến người dân ngày càng “lười” đi bộ. “Mạng lưới xe đạp sẽ phụ trợ giúp kết nối người dân đến trạm xe buýt thuận tiện hơn thay vì hình thức đi bộ truyền thống hiện tại. Đặc biệt, TP đang nghiên cứu thí điểm 2 tuyến đường ưu tiên cho xe buýt, xe đạp công cộng sẽ là phương án hiệu quả gom khách, hút khách cho xe buýt, thúc đẩy giao thông công cộng cho TP”, ông Trung nhận định.

Bài toán hạ tầng

“Muốn phát triển xe đạp, TP.HCM cần có những giải pháp mang tính đột phá. Bắt buộc phải có làn đường riêng cho xe đạp hoặc tối thiểu là ưu tiên cho xe đạp kết hợp với việc giải quyết tình trạng chiếm lòng đường, vỉa hè. Trước hết, có thể tập trung thí điểm làm thật tốt ở các khu vực tiềm năng để tạo ấn tượng tốt, cái nhìn mới của người dân về xe đạp công cộng. Sau đó, khi hệ thống giao thông công cộng hoàn chỉnh hơn thì triển khai rộng rãi. Người dân sẽ dễ tiếp nhận và quan tâm nhiều hơn. Cần thời gian đầu để dựng lại thói quen đi xe đạp cho người dân”.

Ông Đoàn Hồng Đức

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên TP muốn khuyến khích người dân đi xe đạp nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông, góp phần bảo vệ môi trường. Từ năm 2017, Sở GTVT đã thông báo sẽ thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng tại trung tâm TP nhưng vì nhiều lý do vẫn chưa thể triển khai. Bản thân đơn vị này cũng đã trang bị một số xe để tại Sở nhằm khuyến khích cán bộ, nhân viên tăng cường đi xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, một lãnh đạo Sở GTVT thừa nhận chỉ sau thời gian ngắn, số xe này gần như không còn được sử dụng do yếu tố thời tiết, hạ tầng, đường sá… Sau đó, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng đã triển khai thí điểm dự án Easy Move với 100 chiếc xe đạp thông minh sử dụng năng lượng mặt trời, giúp sinh viên di chuyển giữa các giảng đường và các khu ký túc xá. Trong thời gian 3 tháng thí điểm (từ 9.4 – 9.7.2018), số lượng sinh viên đăng ký sử dụng rất lớn. Chỉ sau 1 tháng đã có 4.000 sinh viên đăng ký (trên tổng số 60.000 sinh viên của làng đại học) và số lượt dùng mỗi ngày trên dưới 1.000. Đáng buồn là cũng chỉ trong 3 tháng thí điểm, đơn vị khai thác đã ghi nhận rất nhiều trường hợp xe đạp bị phá hỏng, nhiều trường hợp để xe lung tung hoặc làm mất thẻ… Dù được đánh giá khả quan nhưng đề án này cũng đã dừng lại, không được tiếp tục triển khai sau thời gian thí điểm. Trong một báo cáo của JICA Study Team về tỷ lệ sử dụng phương tiện trong chuyến đi hằng ngày ở TP.HCM, số người đi xe máy từ năm 2002 – 2013 tăng 3,3%, đi ô tô tăng 12,6%, trong khi đi xe đạp giảm 6,8% (năm 2002 là 9,4% và năm 2013 chỉ còn 2,8%).

Trong nghiên cứu của mình và các cộng sự, ông Đoàn Hồng Đức, giảng viên bộ môn quy hoạch giao thôngĐại học GTVT TP.HCM, đánh giá ở VN, sự phát triển nhanh chóng của phương tiện cá nhân mà đặc biệt là xe máy đã khiến xe đạp dần bị lãng quên. Nếu được chú trọng phát triển, xe đạp không những mang lại lợi ích về khai thác du lịch mà còn góp phần hoàn chỉnh giao thông công cộng, tạo sự liên kết chặt chẽ cho hệ thống giao thông vận tải nói chung.
 
Theo ông Đoàn Hồng Đức, bên cạnh việc đầy đủ tiềm năng để triển khai loại hình xe đạp công cộng, TP.HCM còn rất nhiều thách thức mà lớn nhất chính là hạ tầng giao thông. Cụ thể, giao thông cá nhân ngày càng phát triển mạnh và không đồng đều, thường tập trung tại các quận trung tâm và thói quen di chuyển bằng phương tiện cá nhân đã ăn sâu, khó thay đổi. Lòng đường nhỏ, xe đạp không đủ sức để “cạnh tranh” với xe máy và ô tô, đi chung làn rất nguy hiểm. Trong khi đó, một số con đường, vỉa hè chất lượng xuống cấp, không đảm bảo an toàn khi lưu thông. Vỉa hè thường xuyên bị chiếm dụng trái phép, người đi bộ còn không có chỗ, xe đạp lại càng khó. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng thường xuyên, không khí ô nhiễm khiến người dân e ngại.
 
 
 
HÀ MAI