23/12/2024

Điều tra chống bán phá giá bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc

Quyết định điều tra theo yêu cầu của bên khởi kiện là Công ty Vedan Việt Nam và Công ty Ajinomoto Việt Nam.

 

Điều tra chống bán phá giá bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc

Quyết định điều tra theo yêu cầu của bên khởi kiện là Công ty Vedan Việt Nam và Công ty Ajinomoto Việt Nam.


 
 

Bột ngọt nhập khẩu tiếp tục bị điều tra chống bán phá giá /// TN

Bột ngọt nhập khẩu tiếp tục bị điều tra chống bán phá giá  TN

 

 
Bộ Công thương ngày 7.11 chính thức ban hành quyết định điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia, theo yêu cầu của nguyên đơn là hai doanh nghiệp sản xuất bột ngọt trong nước gồm Công ty Vedan Việt Nam và Công ty Ajinomoto Việt Nam.
 
Các nguyên đơn cáo buộc bột ngọt nhập khẩu từ hai quốc gia trên đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất bột ngọt trong nước.
 
Bộ Công thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc.Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
 
Bộ Công thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.
 
Bộ Công thương có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Vì vậy, Bộ Công thương khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.
 
Sản phẩm bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam đã bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại kể từ tháng 3.2016 theo yêu cầu khởi kiện từ Công ty cổ phần Vedan Việt Nam. Thuế tự vệ tính vào mức thuế nhập khẩu, được áp mức bổ sung quy đổi thành 4,33 triệu đồng/tấn từ năm đầu tiên và giảm dần chỉ còn 3,2 triệu đồng/tấn vào năm 2020. Đến ngày 25.3.2020, thuế bột ngọt nhập khẩu sẽ về mức 0 đồng nếu nguyên đơn không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ nữa.
 
Như vậy, nếu việc điều tra của Bộ Công thương đi đến kết luận bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonesia có bán phá giá như cáo buộc, sản phẩm bột ngọt nhập khẩu sẽ tiếp tục bị áp thuế tại thị trường Việt Nam dưới hình thức thuế phòng vệ thương mại trong thời gian tới.
 
 
 
MAI PHƯƠNG