26/11/2024

Bất động sản TP.HCM: người dân khó có nhà hơn

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) vừa gửi văn bản cảnh báo tình trạng dự án bị “đứng hình” vì các thủ tục pháp lý vẫn phổ biến và nếu không xử lý dứt điểm, một số doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ phá sản.

 

Bất động sản TP.HCM: người dân khó có nhà hơn

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) vừa gửi văn bản cảnh báo tình trạng dự án bị “đứng hình” vì các thủ tục pháp lý vẫn phổ biến và nếu không xử lý dứt điểm, một số doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ phá sản.


 

Bất động sản TP.HCM: người dân khó có nhà hơn - Ảnh 1.

Một dự án bất động sản đang hoàn thiện ở TP.HCM – Ảnh: Q.ĐỊNH

 

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) vừa gửi văn bản cảnh báo tình trạng dự án bị “đứng hình” vì các thủ tục pháp lý vẫn phổ biến và nếu không xử lý dứt điểm, một số doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ phá sản.

Dù các công ty nghiên cứu thị trường về tình hình bất động sản quý 3-2019 cho thấy nguồn cung căn hộ đã tăng trở lại, nhưng không vì thế mà tình hình thị trường bất động sản tại TP.HCM đã hết rủi ro cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Số liệu không phản ánh hết thực trạng

Theo Công ty Savills, nguồn cung mới tăng mạnh trong quý 3-2019, nguồn cung sơ cấp đạt hơn 19.000 căn hộ, trong đó 76% tới từ các dự án mở bán mới. Tuy nhiên, thực tế phần lớn lượng căn hộ mở bán mới tới từ giai đoạn đầu của dự án Vinhomes Grand Park của Vingroup.

Theo thống kê của Công ty DKRA, quý 3-2019 có 13.853 căn hộ cung cấp ra thị trường, tăng tới 5,4 lần so với quý 2-2019, tỉ lệ tiêu thụ lên tới 96%. 

Đây cũng là quý có lượng căn hộ ra thị trường cao nhất kể từ đầu năm 2018. Trong khi hai quý đầu năm 2019, thị trường chứng kiến nguồn cung giảm kỷ lục khi hàng loạt dự án chậm triển khai hoặc vướng các thủ tục pháp lý.

Tuy nhiên, theo các công ty bất động sản, con số sản phẩm căn hộ ra thị trường tăng đột biến trong quý vừa qua không phản ánh việc thị trường đã tăng trưởng trở lại. Bởi phần lớn lượng tăng này đến từ chỉ một dự án tại quận 9. 

“Một dự án cung cấp tới 70% tổng số căn hộ mới của toàn bộ thị trường sẽ tạo ra một bức tranh không chính xác về tình hình chung. Nguồn cung mới từ các dự án của các công ty khác vẫn rất khan hiếm dù nhu cầu ở mức cao” – giám đốc một công ty môi giới bất động sản tại quận Bình Thạnh cho biết.

Ông Nguyễn Hoàng, giám đốc bộ phận R&D Công ty DKRA, cũng cho rằng ngoài dự án của Vinhomes tại quận 9 đưa ra trên 10.000 căn hộ, các sàn bất động sản những tháng vừa qua đều thiếu sản phẩm mới để bán.

 

Tiếp tục sụt giảm nhiều chỉ tiêu

Theo HOREA, 9 tháng đầu năm 2019, thị trường bất động sản TP.HCM tiếp tục xu thế sụt giảm khi chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%. Không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư; chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng.

Đồng thời chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018.

Theo ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch HOREA, việc thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là căn hộ nhà ở thương mại bình dân có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội, dẫn đến giá nhà đất tăng, khiến số đông người tiêu dùng khó có nhà ở hơn. HOREA cho rằng mất cân bằng “cung – cầu” làm giá nhà dễ bị đẩy lên cao, dễ sinh đầu cơ, “lướt sóng”.

Ông Châu vẫn cho rằng nguyên nhân lớn nhất là từ vướng mắc pháp luật, quy định thiếu đồng bộ, xung đột gây ra “điểm nghẽn”. Ví dụ, từ ngày 1-7-2015 (ngày Luật nhà ở có hiệu lực) đến tháng 8-2018 đã có 126 dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp bị dừng các thủ tục đầu tư dù đã có quyết định chủ trương đầu tư, không làm được thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để làm các thủ tục đầu tư xây dựng…

Ngoài ra, từ tháng 3-2017, theo chỉ đạo của Thủ tướng, đã có khoảng 150 dự án liên quan quỹ đất công bị tạm dừng để rà soát. Đến tháng 2-2019, đã có 124/150 dự án cho phép hoạt động nhưng thực chất nhiều dự án vẫn chưa hoạt động bình thường.

“Do vậy, tôi đã tiếp tục kiến nghị TP và nhiều cơ quan trung ương về việc điều chỉnh, tháo gỡ nhiều vướng mắc, xung đột pháp luật liên quan nhằm giải quyết căn cơ, hiệu quả vấn đề…” – ông Châu nói.

Bất động sản TP.HCM: người dân khó có nhà hơn - Ảnh 2.

Nguồn: Sở Xây dựng TP.HCM

 

 

TRẦN MẠNH – ÁI NHÂN