23/12/2024

Chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nông dân ‘ba đời chưa trả hết nợ’

Chuỗi liên kết “nông dân – doanh nghiệp – ngân hàng đổ vỡ khi chủ doanh nghiệp ôm tiền bỏ trốn còn người nuôi cá phải lãnh cục nợ “ba đời cũng chưa trả hết”.

 

Chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nông dân ‘ba đời chưa trả hết nợ’

Chuỗi liên kết “nông dân – doanh nghiệp – ngân hàng đổ vỡ khi chủ doanh nghiệp ôm tiền bỏ trốn còn người nuôi cá phải lãnh cục nợ “ba đời cũng chưa trả hết”.


 

Chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nông dân ba đời chưa trả hết nợ - Ảnh 1.

Ông Lê Quang Vinh (Châu Thành, An Giang) cho rằng chính quyền “bỏ con giữa chợ” khi chuỗi liên kết đổ vỡ, không ai quan tâm tìm hướng giải quyết – Ảnh: B.Đ.

 

Ngày 26-6, các cơ quan chức năng tỉnh An Giang đã có buổi đối thoại các hộ dân tham gia chuỗi liên kết dọc cá tra Công ty Thuận An (Tafishco) về khoản nợ mà các hộ dân phải gánh sau khi chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc công ty này ôm

Tại buổi đối thoại, các hộ dân cho biết việc thí điểm thực hiện chuỗi liên kết này được UBND tỉnh An Giang và các bộ, ngành trung ương ủng hộ nhưng các cơ quan chức năng lại “làm ngơ” khi mô hình bị thất bại do lãnh đạo doanh nghiệp ôm tiền bỏ trốn, còn nông dân điêu đứng vì nợ nần.

Phải thấu tình đạt lý

Ông Nguyễn Anh Cởn (hộ nuôi cá) cho biết hợp đồng tín dụng chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco được ký kết dựa trên nguyên tắc 3 bên “nông dân – doanh nghiệp – ngân hàng” vào tháng 11-2014, không phải là hợp đồng tín dụng đơn thuần. 

 

Tuy nhiên sau 2 năm hoạt động, chuỗi liên kết này bị đổ vỡ trong khi mô hình này tại Đồng Tháp hoạt động khá hiệu quả với quy mô vốn tín dụng gấp 3 lần.

Theo ông Cởn, mô hình này tại An Giang bị thất bại là do cơ quan chức năng không thẩm định năng lực tài chính trong quá trình chọn doanh nghiệp thực hiện chuỗi liên kết. 

“Chưa kể việc giám sát đồng tiền cho vay không đúng đối tượng, có 2 hộ không nuôi cá cũng được giải ngân đến 51 tỉ đồng” – ông Cởn nói.

Theo ông Cởn, điều bất thường là ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng giải ngân 596 tỉ đồng cho Tafishco trước khi chủ doanh nghiệp này bỏ trốn khoảng 2 tháng.

Do đó, các hộ nuôi cá kiến nghị các cơ quan chức năng địa phương nên sớm kiến nghị Chính phủ có giải pháp xử lý, đồng thời xem xét giải quyết thấu tình đạt lý, giải quyết cho đúng bản chất vụ việc theo như phương án mà tổ xử lý nợ đã kiến nghị. 

Lý do là thí điểm phải có rủi ro, bản thân nông dân cũng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, thậm chí “cả 3 đời nông dân cũng chưa trả hết nợ”.

Người nuôi cá không sai

“Ngân hàng cho rằng đây là hợp đồng tín dụng đơn thuần là không đúng vì nếu đơn thuần làm sao tui thế chấp 10% mà lại vay được 100% tài sản? Nếu đơn thuần, tui vay tiền phải nhận được tiền, còn đằng này tụi tui chỉ nhận thức ăn cho cá rồi bán cá cho doanh nghiệp và họ trả tiền cho ngân hàng. Nhưng công văn Ngân hàng Nhà nước gửi Chính phủ lại không có từ nào của chuỗi liên kết là không hợp lý” – nông dân Nguyễn Văn Học nói.

Cũng tại buổi đối thoại, ông Trần Văn Cường – Phó viện trưởng Viện KSND tỉnh An Giang – khẳng định căn cứ vào hồ sơ, hợp đồng liên kết và ý kiến các bên, cho thấy nông dân đã thực hiện đúng theo hợp đồng liên kết đã ký kết. 

Ông Cường cho rằng chuyện xảy ra đổ vỡ này lỗi không thuộc về người nông dân. 

“Đến thời điểm này tôi chưa tìm ra lỗi nào của người dân ở chuỗi này. Chúng ta không thể buộc nông dân trả nợ một lần nữa vì họ đã làm đúng hợp đồng” – ông Cường khẳng định.

Ông Võ Nguyên Nam – Giám đốc Sở Công thương An Giang, tổ trưởng xử lý nợ 441 – cho biết vẫn bảo lưu ý kiến là chuyển khoản nợ này về doanh nghiệp, đồng thời đề nghị ngân hàng không đưa các hộ nuôi vào danh sách nợ xấu nhóm 5 và tìm hướng giải chấp tài sản cho nông dân tái sản xuất.

Doanh nghiệp nợ người nuôi cá 120 tỉ đồng

angiangnuoica 3(read-only)

Nhiều hộ tham gia chuỗi liên kết đang nợ chồng chất – Ảnh: B.ĐẤU

 

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco do UBND tỉnh An Giang thành lập thí điểm thực hiện từ năm 2014, với 3 bên gồm Agribank chi nhánh An Giang – Tafishco và nông dân.

Theo đó, nông dân được vay 90% giá trị tài sản thế chấp nhưng không được nhận tiền mà chỉ nhận thức ăn cho cá.

Sau khi thu hoạch, cá sẽ được bán lại cho Tafishco và doanh nghiệp này có trách nhiệm trả tiền thức ăn mà nông dân đã vay ngân hàng.

Nếu số tiền cá mà nông dân bán nhiều hơn số nợ, doanh nghiệp sẽ trả phần tiền dư cho nông dân sau khi trừ nợ ở ngân hàng. Ngược lại nông dân phải bù thêm tiền cho Tafishco trả nợ.

Tuy nhiên, ngày 29-10-2016, khi sang Trung Quốc tham dự hội chợ nghề cá, ông Nguyễn Thái Sơn (chủ tịch hội đồng quản trị) và bà Nguyễn Thị Huệ Trinh (tổng giám đốc Tafishco) đã bỏ trốn.

Từ đơn tố cáo của các hộ dân, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác định Tafishco vay các ngân hàng khác với tổng dư nợ gần 600 tỉ đồng và hơn 2,51 triệu USD, nợ người nuôi cá 120 tỉ đồng, nợ tiền mua bao bì, hoá chất một số doanh nghiệp 20 tỉ đồng, nợ bảo hiểm xã hội 3,43 tỉ đồng…